À, thế ra thành trong gọi là thành, thành ngoài gọi là lũy, lối ra vào thành là cửa, lối ra vào lũy là ô. Quan quân ở thành, còn dân thì ở thị...

(Thu Tứ)



Nguyễn Khắc Đạm, “Thành, lũy, thị”



(...) thành vừa dùng làm trụ sở hành chính (thủ đô, tỉnh lỵ, phủ lỵ v.v.) vừa làm nơi đồn trú quân đội (...)

Tường các ngôi thành có khi đắp bằng đất, có khi xây bằng gạch, cũng có khi bên ngoài tường đất người ta còn xây ốp gạch để thành được thêm kiên cố (...) chân thành có khi dày tới 20m (...) Tường thành lại thường có nhiều vòng để sự phòng thủ được hiệu lực hơn (...) Ngoài tường thành, người ta còn đào hào rộng và sâu có cắm chông để cản trở được hơn nữa sự công phá của đối phương.

Ở Việt Nam, vòng ngoài cùng thường được đắp bằng đất và có trồng tre bên ngoài nên còn được gọi là lũy.

Vì thành là trung tâm chính trị và quân sự có nhiều người ở, nhu cầu tiêu thụ lớn nên ngoài thành, tự nhiên phải hình thành một khu vực dịch vụ bao gồm đủ mọi thành phần dân cư như nhà buôn, thợ thủ công (...) người khuân vác, khiêng võng, kiệu, thầy lang, thầy đồ v.v. ở ngoài các phố (...) khi xưa nói đến thành thịthành phố là có ý nói đến trung tâm được cấu thành bằng thànhthị (chợ) hay thànhphố (phố chợ) (...) thành (...) lỵ sở cho phủ (...) có một dãy phố nhỏ cấu thành khu thị (...) những trung tâm lớn hơn như thành Bắc Ninh, Sơn Tây, Nam Ðịnh v.v. (...) khu thị rộng hơn nhiều, bao gồm nhiều khóm phố (...) tại những trung tâm lớn (...) vòng ngoài cùng của hệ thống thành thường bao bọc (...) toàn bộ khu thị và cả khu nông nghiệp chưa biến (...) thành phố chợ. Vòng ngoài cùng đó, như trên đã nói, thường được gọi là lũy. Ðó cũng là một loại la thành, tức thành bao (...)

(...) những nơi có cả thành lẫn lũy thì lối ra vào thành được gọi là cổng hay cửa (...) cửa đông (...) cửa nam (...) còn lối ra vào lũy thì lại được gọi là ô như ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Ðông Mác v.v. ở Hà Nội, hoặc chốt như chốt Nghệ (lối ra làng Thuận Nghệ) ở Sơn Tây.


(Nguyễn Khắc Ðạm,
Thành lũy, phố phường và con người Hà Nội trong lịch sử, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, VN, 1999, tr. 29-33)





________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.