Nghĩ mà từ xã hội đi đến cá nhân, thì kết quả là “đạo làm người”.

Còn nghĩ mà bắt đầu từ cá nhân thì kết quả là “quyền làm người”.

Điều cần nhớ là nghĩ theo chiều nào thì cũng chỉ là chính con người nghĩ chứ không phải Trời nghĩ! Đừng có bé cái nhầm mình là Trời mà đi bắt người khác phải theo mình.
(Thu Tứ)



Nguyễn Hiến Lê, “Chữ nhân của Khổng Tử”




Nhân (…) là trung tâm của đạo đức theo Khổng tử, từ đó mà phát ra các đức khác, và các đức khác tụ cả về nó.(1)

Nó gồm tất cả đạo làm người vì đạo làm người tuy có cả ngàn điều mà chỉ có hai phương diện: đối với mình và đối với người.(2)




_________
(1) Trong
Khổng tử của NHL.
(2) Trong
Ðại cương triết học Trung Quốc (q. II) của NHL.