“Tây Nguyên: Chiến lược phòng ngự của địch”




Tây Nguyên hồi đó gồm năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Phú Bổn, Đắk Lắk và Quảng Đức, là một chiến trường rừng núi nối liền với vùng ven hiểm trở. Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên thì địch ở đây có một sư đoàn chủ lực, bày liên đoàn biệt động quân (tương đương mười trung đoàn) và bốn thiết đoàn xe tăng, thiết giáp. Chúng đã bố trí trong thế phòng ngự hoàn chỉnh. Nhưng do phán đoán sai ý định của ta, cho rằng nếu đánh Tây Nguyên ta sẽ đánh phía bắc, nên chúng tập trung lực lượng ở Pleiku, Kon Tum; ở nam Tây Nguyên, cụ thể là ở Đắk Lắk, chúng để lực lượng ít hơn (…) (Bố trí phòng thủ thị xã Buôn Ma Thuột lại) có nhiều sơ hở, càng vào bên trong, lực lượng càng mỏng.


(Trích chương 3, hồi ký
Đại thắng Mùa Xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Nhan đề phần trích tạm đặt.)