“… trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).



Trí thức yêu nước Trần Duy Hưng (1912-1988)








Trí thức yêu nước Trần Duy Hưng sinh tại phố Hàng Bông - Thợ Nhuộm ngày 16-1-1912, học ngành y cùng với Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ (…) tham gia các phong trào xã hội, phong trào chấn hưng Phật giáo và đặc biệt tích cực tham gia cứu tế (…) Năm 1937, khi lụt tràn hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (…) cùng với một số thành viên của Hội Tế sinh như Hoàng Đạo Thúy đem thuốc, tiền, quần áo đi tới từng nhà nạn nhân giúp, liên tục suốt ba tháng (…) thành viên của nhóm Thanh Nghị (…)

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra làm thị trưởng Hà Nội (…) là người đi đầu trong công cuộc cứu đói và chống giặc dốt (…) Sau khi Pháp đánh chiếm Thủ đô (…) theo Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên Chiến khu Việt Bắc (…) làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ từ 1947 đến 1954 (…) Sau ngày 10-10-1954, trở về Hà Nội đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Thành phố và giữ cương vị này cho đến tháng 6 năm 1977 (…) luôn là người đi đầu trong mọi phong trào ở Thủ đô (…) Thời chống Mỹ, khi giặc đánh phá ác liệt, như trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (…) luôn tới tận nơi để động viên người dân (…).

Bác sĩ Trần Duy Hưng mất ngày 2-10-1988. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận xét về ông: “Một con người của nhân dân Việt Nam (…) một trí thức để lại tấm gương sáng cho các thế hệ trí thức (…) học tập, noi theo”.


(Nguồn: trang
vi.wikipedia.org)