Quân Tần đã xuống tận biên giới Âu Lạc thì lúc nào đó có thể đánh luôn vào Âu Lạc chứ. Có thể, nhưng mà đã không xảy ra. (TT)



Bình Nguyên Lộc, “Tần không đánh Âu Lạc”




Quyển sách độc nhứt có tả rõ chiến trường Ngũ Lĩnh của Tần Thỉ Hoàng là quyển Hoài Nam Tử của Lưu An, và câu sử quan trọng nhứt cho biết Tần Thỉ Hoàng đánh tới đâu, nằm rõ trong đó (...)

Ðây (...) “Sai Uất Ðồ Thư xuất 50 vạn quân, chia làm 5 đạo, một đóng ở Ðàm Thành, một đóng ở Cửu Nghi, một đóng ở Phiên Ngung, một chận ở đất phía nam, một đóng ở sông Dư Can”

Những địa danh ở câu trên đây đều được ta biết, đại khái Dư Can ở Quảng Tây, Phiên Ngung ở Quảng Ðông, Cửu Nghi ở Hồ Nam, Ðàm Thành (...) ở đâu (...) không quan trọng.

Quan trọng nhứt là đất phía nam mà trong nguyên văn là nam dã (...)

Cứ nhìn kỹ vào trật tự của câu văn thì thấy rõ rằng nam dã không thể nào là (đất phía bắc) (vì) Lưu An (...) nói về phía trên xong thì nói đến Dư Can và Phiên Ngung ở phía dưới (...) (nếu) thêm một vị trí (ở phía bắc) vào (giữa) (...) Dư Can và Phiên Ngung (...) (thì) không còn trật tự gì nữa hết (...)

Hai tiếng nam dã mơ hồ đó không phải là một địa danh nào mà chỉ (...) đất phía nam (...)

Chận ở đất phía nam chỉ có thể hiểu là ngăn chặn tại biên giới Tây Âu và Âu Lạc, nói theo ngày nay là biên giới Quảng Ðông - Quảng Tây và Việt Nam.

Tại sao lại ngăn? Ngăn để tận diệt quân Tây Âu, không cho họ rút lui (...)


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971)