Đây là cách nhìn mới nhất về hiện tượng của ngữ pháp tiếng Việt. Trước đã có “Theo thứ tự của thời gian” (Phan Khôi) hay “Qui tắc liên tục” (Lê Văn Lý). Về bản chất, chúng tôi cho rằng đó là tính “toàn thể” (xem bài “Tương lai ngữ pháp tiếng Việt”). (Thu Tứ)



Cao Xuân Hạo, “Cấu trúc đề thuyết”




Câu trong (...) tiếng Việt có một cấu trúc khác hẳn (câu trong các thứ tiếng Âu châu): nó gồm hai phần trong đó phần thứ nhất nêu lên một cái đề (một đề tài) còn phần thứ hai nói một điều gì có liên quan đến cái đề ấy. Phần này gọi là thuyết (…)

Những câu đơn (có một đề và một thuyết) như

Tham thì thâm

Có kiêng (thì) có lành

Tay làm (thì) hàm nhai (...)

và những câu ghép (gồm hai câu đơn sóng đôi cân xứng với nhau (đối nhau), mỗi câu đơn có một đề và một thuyết), như

Bên lở, bên bồi (Bên thì lở, bên thì bồi)

Bồi ở, lở đi (Chỗ nào đất bồi thì ở, chỗ nào đất lở thì đi tìm chỗ khác)

Mềm nắn, rắn buông (Thấy mềm thì nắn, thấy rắn thì buông)

là những mẫu mực lý tưởng của cú pháp tiếng Việt (…)

Cấu trúc đề thuyết (có thể) biểu đạt bất cứ nội dung nào (…)


(Cao Xuân Hạo,
Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, nxb. Trẻ, 2001)