“Tré, tré, tré...”





Tré Huế - Đà Nẵng

Lúc tôi còn bé, chỉ vào dịp Tết, mẹ tôi mới làm tré (…) thường 28, 29 Tết, mẹ mới bắt tay làm (vì) tré không để lâu được (…) Mẹ đi chợ sớm mua đồ để chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết (…) chọn phần thịt ngon nhất để làm món thịt heo dầm mắm, chả lụa, giò hầm v.v., phần tai heo, da heo cùng thịt ba chỉ, thịt nạc vụn, mẹ dùng làm tré (…)

Tré vừa được làm chín thịt như chả lại vừa được lên men như nem. Thịt nạc đem rim, phần thịt tai, ba chỉ, da thì mẹ luộc chín rồi để nguội, chờ ráo nước. Trong khi chờ, mẹ tranh thủ giã riềng rồi trộn với mè, tỏi, ớt, tiêu, đường, mùi thơm cay nồng bay khắp nhà... Tôi ngồi lựa những chiếc lá ổi non, rửa và rọc từng tờ lá chuối rồi đem phơi dưới nắng cho dịu (…) Các thứ thịt và da heo được mẹ xắt thành sợi nhỏ (…) Tiếp theo, mẹ trộn tất cả lại với nhau (…) nhón lấy một miếng, đưa lên miệng nhai thử. Nếu thấy được, mẹ dùng lá ổi cuộn gọn từng nhúm nhỏ và bọc chặt lá chuối bên ngoài, rồi cột thành từng xâu treo lên giàn bếp, cứ chục cái một xâu (…) Khoảng một, hai ngày sau, mẹ bóc một cái ra, ăn thử. Nếu miếng tré có màu thịt tươi, khô ráo, thơm phức mùi thịt chua và hương riềng là đã thành công (…)

Tôi háo hức bày tré lên dĩa, xé tơi miếng tré trộn cùng ít tương ớt, thứ tương ớt xào sền sệt (…) hồi đó, tôi không ăn kèm với tỏi, sau này mới biết cắn thêm một miếng tỏi nữa thì tré ngon đậm đà hơn.

(Nguồn: trang tuoitre.vn)







Tré Qui Nhơn

Tré Qui Nhơn khác tré Huế chủ yếu ở hai chỗ. Một là tai heo, thịt đầu heo không xắt thành sợi nhỏ mà xắt thành lát mỏng. Hai là gói dài hơn tré Huế và gói xong thì bọc rơm