Cập nhật đại dịch (14-9-2021)



Trang worldometers.info cung cấp nhiều số liệu cập nhật về dịch Cô-vít 19. Nhưng cách xếp thứ tự của trang gây hiểu lầm về độ trầm trọng tương đối của dịch giữa các quốc gia.

Cách xếp này căn cứ vào số ca nhiễm bất kể dân số. Như vậy có hai vấn đề.

- Vấn đề thứ nhất dễ dàng thấy qua ví dụ. Nam Hàn và Mông Cổ đang có số ca nhiễm tương tự nên được xếp gần nhau. Nhưng Nam Hàn đông dân gấp 17 lần Mông Cổ. Dịch ở Mông Cổ trầm trọng hơn hẳn ở Nam Hàn chứ đâu phải là đại khái cùng mức độ!

- Vấn đề thứ hai là để biết độ trầm trọng đích thực của dịch, ta cần chú ý đến số ca tử vong chứ không phải số ca nhiễm. Vì chết mới là tổn thất, nhiễm chưa phải là tổn thất!

Cách xếp thứ tự hợp lý là căn cứ vào tử suất, tức số ca tử vong chia cho dân số.

Trong bảng liệt kê của trang worldometers.info có thông tin về tử suất, dưới dạng số người chết cho mỗi triệu dân. Đáng tiếc trang không dùng nó làm căn cứ để xếp thứ tự.

Vẫn thông tin do trang cung cấp, nhưng sau đây chúng tôi xếp lại thứ tự căn cứ vào tử suất,với nước có tử suất thấp xếp trước nước có tử suất cao hơn.







Trong số những quốc gia bị dịch Cô-vít 19 gây tổn thất sinh mệnh nặng nề, nước Mỹ là trường hợp đặc biệt đáng chú ý. Tử suất ở Mỹ không phải là cao nhất thế giới, nhưng sự kiện nó cao như vậy chứa ý nghĩa quan trọng. Từ đầu, người ta đã thấy trận dịch này bộc lộ những khuyết điểm lớn trong hệ chính trị cũng như trong xã hội, văn hóa Mỹ. Ngay bây giờ, những khuyết điểm ấy vẫn đang tác hại. Trong khoảng từ 29-7 đến 14-9-2021, số ca tử vong ở Mỹ đã tăng từ 628.089 lên 678.001. Trong số gần 50.000 nạn nhân mới, hầu hết chưa chích ngừa. Đây là những cái chết hoàn toàn tránh được. Nước Mỹ rất thừa thuốc, nhà nước Mỹ hết lời kêu gọi dân đi chích ngừa, thậm chí có địa phương thưởng tiền để động viên (!), nhưng vì một số lý do phản khoa học, khá nhiều người Mỹ dựa vào tự do cá nhân mà từ chối chích. Thảm kịch Mỹ cho thấy công nghệ tiến bộ không thể bù đắp cho khuyết điểm chính trị, xã hội, văn hóa.