Đừng để quá khứ ám ảnh, nhưng cũng đừng quên.



Thảm sát ở Cầu Hòa (Bến Tre) (10-1-1947)







Từ TP. Bến Tre, đi theo tỉnh lộ 885 đến km số 7 (…) sẽ thấy tấm bảng chỉ dẫn rẽ trái vào ngã tư Cầu Hòa, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm. Tại đây, 73 năm trước hai trung đội lính lê-dương đã thảm sát rất nhiều thường dân, đa số là người già, phụ nữ, trẻ em (…)

Ngày 10-1-1947, khoảng 5 giờ 30 sáng, một chiếc đò máy chạy từ hướng An Hoá (huyện Châu Thành) chở theo khoảng hai trung đội lính lê-dương (…) tiến vào kênh Chẹt Sậy (…) Một trung đội đổ bộ lên Vàm Hàn, thuộc ấp Cầu Hòa; một trung đội đổ bộ lên Vàm kênh cũ, thuộc khu vực ấp 2, đều thuộc xã Phong Nẫm (…)

Ai cũng tưởng đây là một cuộc càn quét thường lệ nhằm vào lực lượng cách mạng và thanh niên. Không ngờ lần này (…) Chúng đi tới đâu giết người, đốt nhà tới đó (…)

Cuộc thảm sát kéo dài đến gần 11 giờ trưa (…) 286 thường dân bị giết (…) Gia đình ông Tống Viết Phát mất 19 người, gia đình ông Nguyễn Văn Cảnh 17 người (…) Bà Tròn đang mang thai gần tới ngày sinh, chúng lột hết quần áo và giẫm chân lên bụng, rồi mới nổ súng (…)

Để tưởng nhớ nạn nhân, bà con nơi đây vẫn thường nhắc nhau:

“Dù ai buôn bán đâu xa
Mười chín tháng Chạp Cầu Hòa giỗ chung”.


Năm 1986, người dân địa phương đã chung tay gom góp tài vật dựng lên tấm bia ba cánh cao năm mét. Ở cánh bia thứ nhất, có biểu tượng người mẹ đứng bồng con rơi nước mắt (…) Đó là bà Hai Thà (…) bị bắn trúng một con mắt ngã vào đống xác. Chúng tưởng bà chết rồi nên bỏ đi, nhưng sau đó người dân phát hiện bà còn sống, đem đi cứu chữa. Bà Hai Thà mới mất năm 2010. Cánh bia thứ hai có dòng chữ “Nơi đây ngày 19-12-1947 (ÂL) xảy ra cuộc thảm sát”. Cánh bia thứ ba phác họa cảnh tượng kinh hoàng. Bia dựng giữa ngã tư Cầu Hòa, với tên gọi “Bia căm thù”.


(Nguồn: trang
tuoitredoisong.net)