Quả thực, cái hoa bình dị, thân thương lạ. Mà cái miếng ngon làm bằng thân cái cây ra thứ hoa ấy cũng thực là bình dị, thân thương. Nhai một miếng dưa cải “vàng ruộm”, thấy “sáng lên trong đầu” một “mảng nắng vàng chanh”, quê hương đất nước ơi!

Hoa cải là nắng, hoa cải cũng là mây nữa, thứ mây vàng “loáng thoáng có nàng thôn nữ”, hay ngược thời gian xa hơn, có cô bé trốn trong mây bị cậu con trai bắt được, khi cùng chui ra thì cùng mặc áo vàng lấm tấm như hoàng hậu và vua!

(Thu Tứ)



Thanh Hào, “Hoa cải mùa đông”




“Trăm hoa đua nở tháng giêng
Còn bông hoa cải nở riêng tháng mười”.


Người Việt Nam (…) ai chẳng có lần ngắm nhìn (…) hoa cải (…) ngắm một bông thôi (…) chẳng để lại trong ta ấn tượng gì (…) Nhưng nếu ta đi qua những ruộng cải giống nối tiếp nhau dài hàng cây số, người vô tình đến đâu cũng không thể rời mắt (…)

Đời cây cải ngắn ngủi quá, ba mươi ngày thôi đã làm cho người bát canh ngọt ngào, bốn mươi ngày đã thành câu ca dao (…)

“Sáng ngày cơm cháo gì chưa?
Ăn bát cơm nguội với dưa cải ngồng”
(…)

Cây cải phải lên ngồng mới làm dưa được (…) Trên mâm cỗ có đủ các món thịt (…) mới nhìn thôi đã phát ngấy (…) có đĩa dưa cải vàng ruộm (…) làm phương thuốc chữa ngán (…) Người muối dưa khéo, nước dưa vàng như mật ong, trong mà không nhớt (…) Khúc ngồng cải (…) có những cái nụ còn bọc những cánh hoa màu vàng (…) nhai trong miệng (…) thấy ngon lên gấp mấy lần (…)

Xin trở lại với ngắm nhìn (…) Hoa cải của ruộng mọi nhà nối liền nhau (…) vàng như một mảng nắng (…) Cái mảng nắng vàng chanh ấy (…) dẫu người nhìn nhắm mắt lại (…) vẫn cứ sáng lên trong đầu (…) Có một nhà thơ đã viết (…)

“Chẳng có hoa đâu, nắng đấy mà!
Phải đâu là nắng, đó là hoa!
Vườn em hoa cải đua nhau nở
Nắng lẩn vào hoa khó nhận ra…”


Chỉ một vườn thôi, đã để lại bâng khuâng (…) một triền sông đầy hoa cải, không ngỡ ngàng sao được (…) loáng thoáng có nàng thôn nữ (…) người trong hoa kia như hiện ra từ một đám mây vàng (…)

Hoa cải (…) cái loài hoa rau ấy (…) mộc mạc, giản dị (…) nở chầm chậm, bình thường (…) ngây thơ (…) như người gái quê, tình yêu cũng phát triển chầm chậm, bình thường (…) Thảng hoặc có chàng trai quê nào đứng đầu bờ ngó nhìn, cô gái đã có màu hoa kia dẫu lưa thưa cũng đủ che nửa con mắt liếc ngang với nụ cười e thẹn (…)

*

Cô gái đang ngồi bó dưa trong nương cải kia, có phải là em đó không? Em có nhớ về một mùa cải năm nào, khi chúng ta ngày ngày cắp sách đến trường, hai buổi đi về qua bãi cải vàng hoa. Bọn ta ai đã bầy ra trò để cặp đầu bờ chơi trốn tìm trong hoa ngày ấy. Rồi có một cậu con trai bắt được em chỉ vì trái tim em hồi hộp đến rung cây. Chúng ta chui ra từ những khóm cải hoa vàng ấy. Hàng nghìn, hàng vạn cánh hoa li ti rơi trên tóc, áo ta hoa bám đầy, lấm tấm vàng như gấm dệt như áo bà Hoàng hậu trong cổ tích. Sao em run rẩy thế? Hơi thở hai người làm lả tả những cánh hoa bay…


(Thanh Hào,
Sông Hồng và làng bãi, nxb. Phụ Nữ, Hà Nội, 2009)