Đừng để quá khứ ám ảnh, nhưng cũng đừng quên.



Thảm sát ở đập Vĩnh Trinh (Q. Nam) (21-1-1955)









Đầu năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu thực hiện các chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” (…)

Hàng trăm người bị chôn sống ở trường Phước Đức (Quế Sơn), 21 người bị chôn sống ở Tất Viên (Thăng Bình), 31 người bị chôn sống ở Xuyên Trà (Duy Xuyên), hàng chục người bị chôn sống tại cồn Ba Cây (Điện Nam), bãi sông Tư Phú (Điện Hồng), hơn 150 người bị chôn sống ở Giếng Lạng (Tam Kỳ). Ở ba xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (Tiên Phước), địch đã giết 388 người; riêng bọn Quốc dân đảng đã chôn sống 35 cán bộ tại hầm bẫy heo rừng ở Gò Vàng (…)

Khoảng ba, bốn ngày trước Tết Ất Mùi, quận trưởng Duy Xuyên là Lê Đình Duyên cho người đến các trại giam thông báo sắp cho tù nhân được về ăn Tết với gia đình. Khoảng 8 giờ tối ngày 21-1-1955 (28 tháng Chạp) hai chiếc xe GMC đến chở họ chạy về phía đập Vĩnh Trinh. Đến nơi, chúng bỏ từng người vào bao tải, bỏ thêm đá lớn để giữ xác khỏi nổi phình, rồi chở ra giữa hồ ném xuống. Tổng số bao là 37, nhưng nếu tính thai nhi trong bụng chị Phan Thị Diệu thì số người chết là 38.

Những gia đình của tù nhân không thấy người thân về, kéo nhau đến các trại giam hỏi, thì bọn lính trả lời là họ đã được trả tự do. Được tin quần chúng có một số bao đựng xác chết nổi lên trên mặt hồ Vĩnh Trinh, những gia đình này lập tức đến nơi, tổ chức lặn xuống đáy hồ tìm thêm. Khi mở các bao, mọi người thấy nạn nhân đã bị cắt tai, cắt mũi, móc hay khoét mắt, hẳn để khó nhận diện.


(Nguồn: trang
danang.gov.vn)