Bên dưới Hà Nội bây giờ là vô số văn vật của Thăng Long xưa. Không biết bao nhiêu bằng chứng vật thể của một nền văn hóa đặc sắc bậc nhất thế giới sẽ không bao giờ thấy lại ánh mặt trời.



Học giả nước ngoài về Hoàng thành Thăng Long




“Di tích kiến trúc như A1 rất hiếm hoi. Ngay cả các di tích qui mô như Rô-ma ở Ý, Trường An ở Trung Quốc hay Heian - Kyo ở Kyoto cũng không thể sánh” (G.s. Yamanaka Akira, Đại học Mie, Nhật).

“Qui mô kiến trúc rất lớn, gạch ngói và đồ gốm được khai quật tại đây rất cao cấp (...) Di tích này rất quan trọng và quý hiếm” (G.s. Imaizumi Takao, Đại học Tohoku, Nhật).

“(Trong số những) kinh thành cổ (đã được tiến hành bảo tồn, nghiên cứu) như Trường An và Lạc Dương (Trung Quốc), Sukhothai và Ayutthaya (Thái-lan), Angkor (Khơ-me), Khánh Châu (Hàn Quốc), Nara và Kyoto (Nhật Bản), Kyoto có lịch sử kinh thành lâu dài nhất, từ năm 794 đến năm 1867. Nhưng nếu kể cả lịch sử trước Thăng Long thì Hà Nội đã là trung tâm chính trị và văn hóa gần 1400 năm (tính từ năm 618 đến 2004)!” (T.s. Nishimura Masanari, Trung tâm Nghiên cứu về Việt Nam và Giao lưu Văn hóa).

“Qua những di tích kiến trúc, chúng ta biết được rằng lúc đó trình độ văn hóa của dân tộc Việt Nam đã rất cao” (T.s. Inoue Kazuto, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Di sản Nara, Nhật).

“Đừng sợ nhấn mạnh giá trị của di tích này đối với cả thế giới” (T.s. Orio Manabu, Cục Di sản Văn hóa Fukuoka, Nhật).

“Dĩ nhiên (...) bảo tồn (...) toàn bộ khu vực này sẽ rất khó khăn (...) trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam” (T.s. Shigeeda Yutaka, Đại học Tổng hợp Nippon, Nhật).


(Trong sách
Hoàng thành Thăng Long – phát hiện khảo cổ học, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 2005)