Xin đọc kỹ các con số về hỏa lực phi pháo của Mỹ. Nên nhớ pháo Mỹ đều trong tầm từ 105 ly đến 175 ly.

Vào thời điểm ấy, Việt Nam hoàn toàn không có điều kiện đưa vũ khí nặng vào Tây Nguyên. Trong chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh, để “cân đối” với hỏa lực kinh khủng của Mỹ, về pháo mặt đất quân Việt Nam chỉ có một trung đoàn trang bị sơn pháo 75 ly và súng cối, còn về phòng không thì không có lực lượng đặc chủng và vũ khí chủ yếu chỉ là trọng liên 12 ly 7 (Mỹ mất hai chiếc C-130 là do sân bay bị pháo kích chứ không phải máy bay trúng đạn trên không).

Chiến đấu dũng cảm trong điều kiện chênh lệch hỏa lực cực độ là vẻ vang điển hình của quân kháng chiến Việt Nam kể từ thời đánh Pháp.

Về tổn thất cho quân Việt Nam, chính một số cấp chỉ huy Mỹ đã lên tiếng bác bỏ những báo cáo chính thức về mức thương vong của địch khi hai bên đụng độ. Nhưng mặt khác, vô số cơn mưa bom trút xuống các điểm tình nghi có bộ đội đang tập kết hay di chuyển có thể đã gây thiệt hại rất đáng kể mà Mỹ không biết. Tổng kết, có lẽ quân Việt Nam đã bị tổn thất nặng hơn cả ước lượng phóng đại của bộ chỉ huy Mỹ. Làm sao tránh khỏi được, khi phải đối đầu với thứ hỏa lực mà thế giới chưa từng thấy!

Lãnh đạo quân sự Mỹ tuyên bố chiến thắng vì đã chiếm được những cái đồi ấy. Nhưng quân Việt Nam có định giữ chúng đâu! Họ chỉ dùng chúng để kéo quân Mỹ tới mà tiêu diệt. Và tuy con số tổn thất của Mỹ mà họ đưa ra chắc là lớn hơn sự thật, nhưng ngay con số thấp hơn nhiều do chính phía Mỹ phổ biến cũng đã đủ để gây chấn động dư luận rất bất lợi cho nỗ lực chiến tranh.



Chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh (3-22/11/1967)




Chiến dịch Đăk Tô – Tân Cảnh diễn ra từ ngày 3 đến ngày 22 tháng 11 năm 1967 trong một khu vực gần quốc lộ 14 thuộc xã Tân Cảnh cũ, nay thuộc thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Mục đích của đôi bên

Phía ta, ngày 25-7-1967, Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ mà Quân ủy Trung ương và Quân khu 5 đã giao cho từ sau chiến dịch Sa Thầy (…) Ngày 10-9, Đảng ủy quyết định mở chiến dịch Đăk Tô nhằm mục đích: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, buộc địch phải cơ động lực lượng lên Tây Nguyên càng nhiều càng tốt, để phối hợp chiến trường với toàn Miền (...)”.

Phía Mỹ, mục đích đơn giản là tìm diệt quân ta.

Lực lượng đôi bên

Về số người cầm súng, phía ta gồm Sư đoàn 1, Sư đoàn 320, trung đoàn độc lập số 24, tiểu đoàn 304 Kon Tum. Phía địch: Mỹ huy động Sư đoàn bộ binh số 4, lữ đoàn độc lập 173, một lữ đoàn của Sư đoàn Không kỵ số 1; VNCH tham gia với một số đơn vị thuộc chiến đoàn Dù 3, trung đoàn biệt động quân số 23, trung đoàn bộ binh số 42.

Về hỏa lực yểm trợ, quân ta có một trung đoàn pháo. Pháo binh Mỹ đã bắn đi 151.000 viên đạn pháo; không quân Mỹ đã bay 257 phi vụ B-52, 2.096 phi vụ không kích chiến thuật, 2.101 phi vụ trực thăng.

Vị trí chiến trường

Khu vực chính là quận Đăk Tô (Kon Tum) với quận lỵ nằm trên ngã ba đường 14 và đường 18, cách thị xã Kon Tum 40 km về phía bắc. Đây là một thung lũng dài khoảng 9 km, ngang khoảng 8-9 km (…) chia hai bởi con sông Pô Kô và đường 18 (…) chung quanh nhiều núi cao trong đó có dãy Ngọc Bơ Biêng (…)

Diễn biến xung đột

Chiến thuật cơ bản của quân ta trong chiến dịch này là “chốt kết hợp vận động”.

Chiến sự ác liệt xảy ra khắp nơi trong khu vực Đăk Tô - Tân Cảnh. Sau đây chỉ trình bày rất sơ lược diễn biến ở điểm cao 875 nơi xảy ra trận đánh quan trọng nhất.

Cuối tháng 10-1967, khi phát hiện quân ta xuất hiện ở bắc Kon Tum, sư đoàn 4 Mỹ kết thúc cuộc hành quân Marc Acthur ở phía tây thị xã Pleiku và vùng tây bắc Gia Lai để chuyển về vùng rừng núi Đăk Tô (…)

Ngày 2 tháng 11, quân Mỹ đến Đăk Tô (…)

Ngày 3, Mỹ đổ một tiểu đoàn xuống khu đồi tranh phía đông dãy Ngọc Bờ Biêng gần nơi ta đặt pháo (…) Quân ta khai hỏa (…) Chiến sự bắt đầu (…)

Ngày 9 (…) Quân Mỹ bắt đầu di chuyển về phía điểm cao 875 (…)

Ngày 17 (…) Quân Mỹ tiến đánh điểm cao 875 (…) Quân ta giữ vững (…)

Ngày 18, 19 (…) Quân ta tiếp tục giữ vững 875 (…)

Ngày 20 (…) Máy bay Mỹ ném bom nhầm xuống vị trí quân Mỹ gần 875, gây thương vong lớn (…)

Ngày 21 (…) Quân ta vẫn giữ vững chốt trên 875 (…)

Ngày 22 (…) Do sắp hết đạn, lúc 18:40 quân ta bỏ 875 (…)

Tổn thất đôi bên

Theo Mỹ, phía Mỹ có 361 chết, 15 mất tích, 1.441 bị thương, VNCH 73 chết, 18 mất tích, hàng trăm bị thương. Tổn thất về trang bị là: 40 máy bay trực thăng, 2 máy bay C-130, 1 máy bay F4, 32 xe quân sự, 15 khẩu pháo. Mỹ tuyên bố tổn thất phía ta là 1.000 - 1.664 chết, 1.000 - 2.000 bị thương.

Theo ta, phía Mỹ 4.570 chết hoặc bị thương, trong đó có 4.030 lính Mỹ. Về trang bị, ta phá hủy 70 máy bay, phá hỏng 3 sân bay, 52 xe quân sự (gồm 16 tăng và thiết giáp), 18 pháo và súng cối, 2 kho đạn, 3 kho xăng.

Đánh giá chung

Chiến dịch Đăk Tô tiêu hao sinh lực lính Mỹ nhiều hơn bất kì trận đánh nào trước đó (…)

Phóng viên chiến trường Peter Arnett nhận xét (…) Quân Mỹ thương vong hàng ngàn người chỉ để chiếm được những vị trí không giá trị (…) Mục đích của địch là tiêu hao quân Mỹ càng nhiều càng tốt (…) “Chỉ huy Mỹ vẫn còn phân tích Việt Nam theo kiểu Thế chiến II, trong khi đối phương đánh giá tình hình dựa vào cuộc đánh Pháp những năm 1950”.


(Nguồn: trang
vi.wikipedia.org và trang en.wikipedia.org. In đỏ đậm là do người trích.)