Chúng tôi sống trên bờ kênh Nhiêu Lộc (chỗ cuối đường Trần Quang Diệu nối dài) từ năm 1960 đến năm 1973, nên biết rất rõ cái nơi chốn đã làm một nhà thơ từ Miền Bắc vào sau giải phóng phải sững sờ.

Không thấy thơ nhắc đến một loại kiến trúc địa phương đặc thù là những chiếc “cầu sông”. Cầu đây không phải để qua sông, mà để cư dân “nhà bờ kênh” ra ngồi trút chất thải xuống sông. Tất nhiên người ở trong những nhà sàn xây dưới lòng kênh thì được làm việc trút đó ngay trong nhà mình. “Tanh tao màu mực”, làm sao khác được!

Tháng Tư năm 2015, chúng tôi về thăm vùng đất của tuổi thơ mình thì không sao nhận ra được nó! Đổi thay thật là hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng.

Xin mời mọi người xem
“Hình ảnh kênh Nhiêu Lộc sau cải tạo” (nhấp vào chỗ chữ xanh) để biết cách mạng đã làm được gì cho “bà con xóm nghèo”.

(Con kênh cải tạo đẹp như mơ, thế mà có những kẻ đang tâm vất rác xuống!)

(Thu Tứ)



Hình ảnh kênh Nhiêu Lộc trước cải tạo




Nhà lô xô lấn át lòng kênh
Trụ gỗ cắm lên kín những bãi sình
Chuột lõm bõm bơi dưới sàn nghiêng ngó
Bè rau trôi giữa rác bùng binh (…)
Nước ô nhiễm tanh tao màu mực (…)
Nhớ mẹ, em ta (…) giữa bãi sình chen chúc ấy! (…)

Phải thanh toán (…) điều hiển nhiên vô lý
Với ý nghĩ giản đơn này
Tôi muốn nói với bà con xóm nghèo về cách mạng.


(Trích bài thơ "Nhà bờ kênh" của Bằng Việt. Bài này ra đời năm 1975, sau khi tác giả từ Miền Bắc vào thăm thành phố Sài Gòn vừa giải phóng.)