Đây cũng chính là cách ta đối phó với cuộc tiến công của Pháp lên Việt Bắc năm 1947. Quân Pháp có hỏa lực áp đảo, chủ động đi tìm diệt chủ lực của kháng chiến, nhưng vào rừng chỉ thấy cây mà chẳng thấy quân ta đâu cả. Sau đó, khi nó không tìm thì Việt Minh bỗng xuất hiện đánh cho thất điên bát đảo. Có đánh mới có thắng. Nhưng để mong thắng, phải đánh khi ta muốn chứ không phải khi địch muốn. (TT)



Ron Milam, “Mộng lớn không thành”




Tới đầu năm 1967, có khoảng 490.000 lính Mỹ và khoảng 850.000 quân VNCH, Hàn Quốc v.v. (…) Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ bắt đầu ôm mộng lớn. Họ tin rằng 1967 sẽ là năm tiêu diệt được đối phương (...) Cuối năm 1966, họ bắt đầu lên kế hoạch cho “kỷ nguyên của các trận đánh lớn” (…) Chiến dịch Cedar Falls (…) thành quả quan trọng nhất thu được (…) là việc xác nhận có tồn tại một mê cung địa đạo khổng lồ nằm ở tây bắc Sài Gòn (…) Chiến dịch Junction City đã không tìm ra và tiêu diệt được Trung ương Cục (…) “Kỷ nguyên của các trận đánh lớn” đã không thay đổi được cục diện của cuộc chiến tranh. Nhờ tuân thủ nguyên tắc không bao giờ để cho các đơn vị lớn giao tranh với các đơn vị lớn của Mỹ, đối phương đã bảo toàn được quân chủ lực (…) Họ đã chiến đấu theo cách của mình, lựa chọn đánh khi nào, ở đâu, trong bao lâu, nhờ đó mà giành được chiến thắng cuối cùng.


(Ron Milam, “1967: The Era of Big Battles in Vietnam”,
The New York Times, 10/01/2017, bản dịch Lê Như Mai, trang nghiencuuquocte.com. Nhan đề phần trích tạm đặt.)