Đừng để quá khứ ám ảnh, nhưng cũng đừng quên.



Thảm sát ở Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) (16-3-1968)







Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh do Lục quân Mỹ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam (…)

Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi), lính Mỹ đã thảm sát 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị giết, nhiều người bị tra tấn, phụ nữ bị cưỡng bức… Một số lính Mỹ còn cắt xẻo bộ phận trên cơ thể các nạn nhân (…)

“Anh ta bắn (đứa bé) (…) Nhưng trượt. Chúng tôi cùng cười. Anh ta tiến thêm khoảng một mét rồi lại bắn trượt. Chúng tôi tiếp tục cười. Cuối cùng anh ta dí súng vào đầu đứa bé và cho nó ăn kẹo đồng”.

Đại đội Charlie thuộc (…) Sư đoàn bộ binh số 23 (…) tới Nam Việt Nam tháng 12 năm 1967 (…) (đóng quân trong khu vực) Sơn Mỹ (…)

Tối ngày 15-3-1968 (…) Harry Stanley nhớ lại: “Medina ra lệnh cho chúng tôi giết hết thảy mọi thứ trong làng”. Salvatore LaMartina (…) cũng nhớ lời đại đội trưởng: “Hãy giết sạch tất cả những gì còn sống” (…) James Flynn vẫn còn bị ám ảnh bởi câu hỏi của đồng đội: “Chẳng lẽ chúng ta cũng giết cả phụ nữ lẫn trẻ em sao?” và câu trả lời ngắn gọn của Medina: “Hễ thấy gì động đậy là giết”.

Sáng ngày 16 (…) đại đội Charlie đổ bộ xuống (…) Trung đội của thiếu úy William Calley bắt đầu xả súng vào các “địa điểm tình nghi có đối phương” (…) sau đó bắt đầu hủy diệt tất cả những gì chuyển động (…) với mức độ tàn bạo mỗi lúc một cao (…) Một sĩ quan túm tóc một người đàn bà và dùng súng ngắn bắn thẳng vào chị (…) Một phụ nữ khác vừa ôm con nhỏ bước ra khỏi nhà ngay lập tức bị hạ sát, đứa bé rơi xuống bị đạn M-16 bắn xả làm tung lên (…)

Bản tin đài BBC: “(…) Họ xả súng vào đàn ông không mang vũ khí, đàn bà, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong các căn lều hoặc hầm tạm bị giết không thương tiếc. Những người giơ cao hai tay đầu hàng cũng bị giết (…) Phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt. Những người quỳ lạy xin tha bị đánh đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê. Một số nạn nhân bị cắt xẻo với dấu “C Company” (“Đại đội C”) trên ngực. Đến cuối buổi sáng thì tin tức của vụ thảm sát đến tai thượng cấp và lệnh ngừng bắn được đưa ra. Nhưng Mỹ Lai đã tan hoang, xác người la liệt khắp nơi” (…)

Các lính Mỹ nếu không tham gia vào các tội ác thì cũng không phản đối hoặc báo cáo lại nó với cấp trên. Một lính Mỹ tham gia vụ thảm sát sau này kể lại: “Có thể nói đa số lính trong đơn vị tôi không coi dân Việt Nam là người”.

Tại thôn Cổ Lũy (…) Nhà ông Lệ đang có 15 người trú ẩn (…) 8 người trong hầm bước ra, liền bị xả súng bắn chết (…) Lính Mỹ ném lựu đạn vào hầm, giết nốt những người còn lại (…) kéo vào nhà chị Trinh ở cạnh (…) bắn chết cháu Đức 8 tuổi (…) đặt mìn giết cả 7 người dưới hầm (…) Chị Võ Thị Mại vừa mới sinh con (…) bị lính Mỹ hãm hiếp đến chết. Bé sơ sinh và hai con chị đang núp trong hầm bị hạ sát (…) Chị Ngôn có mang đến gần ngày sinh cũng bị hãm hiếp, hiếp xong lính Mỹ dùng lưỡi lê đâm thủng bụng, bào thai lòi hai chân ra ngoài. Ba đứa con của chị cũng bị bắn chết (…) Chị Võ Thị Phụ bị giết đang lúc cho con bú. Lính Mỹ chất rơm lên hai mẹ con rồi châm lửa đốt (…) bộ xương cháu bé nằm trên xác mẹ (…) Hai chị Ngô Thị Mùi, Ngô Thị Một bị lính Mỹ lôi ra khỏi hầm, thay nhau hãm hiếp, hiếp xong xô hai chị em vào lại trong hầm, giật mìn giết luôn cùng 4 đứa con nhỏ của chị Mùi (…)

Tập sách ảnh Nhật Bản Việt Nam: Cách mạng và thắng lợi ghi lại vụ thảm sát như sau:

“Ngày 16-3-1968, ở xã Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi (…) quân Mỹ tàn sát một lúc 500 thường dân (…) Sự tàn bạo (…) cực điểm (…) làm chúng ta phẫn nộ tới mức không thể nào tả nổi”.

Chuẩn úy Hugh Thompson, Jr. (…) thuộc một đơn vị trực thăng trinh sát, khi bay qua làng đã chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp (…) Khi đáp xuống gần một cái mương đầy xác, thấy có những người còn cử động, Thompson đề nghị một sĩ quan bộ binh cho đưa họ ra khỏi mương, viên sĩ quan này trả lời sẽ “giúp họ thoát khỏi nỗi khốn khổ” (…) Khi trực thăng cất cánh, một người trong tàu nhìn xuống, thốt lên: “Chúa ơi, anh ta đang xả súng vào cái mương!”.


(Nguồn: trang
vi.wikipedia.org)