Phạm Minh Giang, “Bánh khúc Thái Bình”




Quê tôi thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (…)

Ngày còn bé, tôi vẫn theo bà, theo mẹ ra chăm bón rau màu trên cánh đồng ven sông. Trên mặt những luống khoai, luống đỗ, bên rìa những ruộng mạ có một thứ rau lá nhỏ thân mềm mọc lên xanh non dưới mưa phùn gió bấc. Thứ rau ấy có thân màu trăng trắng, lá như lá cải củ nhưng nhỏ xíu, hoa trăng trắng, tên là rau khúc. Tháng giêng, tháng 2 âm lịch, rau khúc vẫn còn xanh non trên cánh đồng. Khi rau khúc già, hoa có hạt màu đen. Cuối mùa xuân, hạt rau rụng xuống đất. Cuối mùa đông, hạt rau lại nảy thành cây (…)

Tháng chạp (…) làm bánh khúc (hay bánh hú) để cúng ông Táo lên giời (…) Rằm tháng giêng và Tết cùng (mồng 1 tháng 2 âm lịch) (…) cũng làm bánh khúc (…)

Rau khúc hái ở ngoài đồng về cấu lấy phần ngọn non, lá non, vứt bỏ rễ (…) rửa sạch (…) vẩy khô nước rồi bỏ vào cối giã (…) Nhặt hết xương rau (…) bỏ bột rau, nước rau vào nhào với bột gạo nếp đã xay nhỏ làm thành một quả bột dẻo nhuyễn (…) nặn thành từng nắm nhỏ (…)

Đỗ xanh (…) tróc vỏ (…) bung chín nhừ nhưng khô (…) giã nhuyễn (…) Trộn đỗ đã giã với mỡ lợn thái nhỏ, hạt tiêu, hành, muối (…) Nặn những nắm bột thành hình chảo, cho nhân vào giữa rồi gói kín, nắm tròn. Đấy chính là sọ bánh khúc (…)

Đặt chõ lên trên nồi đáy sao cho nồi đáy và chõ khít chặt (…) Rắc một lượt gạo nếp thơm đã ngâm và vo rồi xếp một lượt sọ. Cứ một lượt gạo, một lượt sọ xếp như thế cho đến khi gần đầy (…) Đậy vung, có thể dùng lá khoai nước giã nhỏ trát vào vành chõ cho kín (…) Trên vung, phủ một lần vải đã xấp nước (…) Đun sôi độ nửa giờ. Khi nào thấy có hơi bốc ra ở vành miệng chõ và mùi thơm của bánh khúc bay lên là bánh đã chín.


(Phạm Minh Giang, “Bánh khúc mùa xuân”,
Tuần Báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, số Xuân Tân Sửu 2021)


























003