Khu địa đạo Củ Chi




Trang diadaocuchi.com.vn

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng tây bắc (…) Có sớm nhất vào năm 1948 ở hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An (…) Có nhiều nhánh trổ ra sông Sài Gòn, khi cần có thể vượt sông sang Bến Cát (…)

Khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn như chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, quân y, kho lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm (…) Chung quanh các cửa hầm được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, bãi mìn, mâm phóng bom bi (…)

Dụng cụ đào là cuốc và ki (để xúc đất) (…) Phải chuyển đất đào đi nơi khác để giữ bí mật (…) Có nhiều cách: đổ xuống hố bom, đắp thành ụ mối, đổ xuống ruộng (…)

Trong địa đạo (…) đi lại rất khó khăn, phần lớn đi khom hoặc bò (…) Tối tăm, ngột ngạt, có nơi ẩm ướt (…) Vào mùa mưa, nhiều thứ côn trùng độc hại, có nơi có cả rắn (…) Sinh hoạt đặc biệt khó khăn đối với phụ nữ (…)

Đầu năm 1966, Mỹ dùng Sư đoàn bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” mở cuộc hành quân lớn mang tên Crimp, đánh phá, càn quét (…) Sau đó, đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” đến lập căn cứ Đồng Dù, tiếp tục đánh phá, càn quét (…) Đầu năm 1967, chúng mở cuộc hành quân Cedar Falls vào vùng Tam Giác Sắt (…)

Ngoài bom pháo, địch còn sử dụng năm cách sau đây:

Dùng nước: Không đủ khả năng làm ngập địa đạo vì lượng nước quá ít (…)

Dùng quân “chuột cống”: Gồm những tên “nhỏ người” (…) trang bị súng tiểu liên cực nhanh, máy thổi lùa chất độc (…) Gặp các ngã ba đường hầm, chúng đặt mìn, rút lên, rồi cho mìn nổ (…) Địch có phá sập được một số đoạn ngắn, nhưng không thấm vào đâu (…)

Dùng chó bẹc-giê: Rút cuộc bị vô hiệu hóa bằng xà-phòng lính Mỹ hay dùng (…)

Dùng xe cơ giới ủi phá: Không hiệu quả như ý vì bị quân ta liên tục đánh cản trở.

Gieo cỏ phá địa hình: Địch dùng máy bay rải xuống một giống cỏ kỳ lạ, nhân dân Củ Chi quen gọi là “cỏ Mỹ”. Loại cỏ này gặp mưa lớn nhanh lạ lùng, chỉ một tháng sau đã cao tới 2-3 mét, thân to bằng chiếc đũa và sắc. Các cây cỏ khác bị chúng lấn át không lên nổi. Cỏ Mỹ mọc thành rừng gây khó khăn cho quân ta đi lại, cơ động chiến đấu, nhưng lại rất dễ bị địch phát hiện từ trên cao. Đến mùa khô, cỏ Mỹ úa vàng rồi khô hết như rơm. Địch ném bom, phóng tên lửa, bắn pháo khiến rừng cỏ khô bốc cháy rừng rực, các bãi mìn phát nổ, hầm chông bị cháy… Đất phủ đầy tro than, quân ta di chuyển để lại dấu chân (…)

Trang vi.wikipedia.org

Địa đạo Củ Chi gồm một số hệ thống địa đạo khác nhau, được khởi sự trong khoảng thời gian 1946-1948 (…) Thoạt tiên, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí (…) sau đó được nối liền nhau thành hệ thống (…) Về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là ở sáu xã phía bắc Củ Chi (…) Trong khoảng 1961-1965, các xã này đã hoàn thành một tuyến địa đạo trục gọi là “xương sống” (…) Nhờ đất là đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở (…)

Cấu trúc địa đạo dần dần được cải tiến, có ba tầng, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa khoảng 6m, tầng dưới cùng khoảng 9m (…) Tầng một chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép (…) Tầng hai chống được bom cỡ nhỏ (…) Đầu các lỗ thông hơi được ẩn trong bụi cây hoặc ngụy trang thành những ụ mối (…) Có hầm rộng dùng vào nhiều mục đích, có giếng nước, bếp Hoàng Cầm (…) Bên trên mặt đất, có một vành đai giao thông hào chằng chịt (…) rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông (…)

Trong thời chống Mỹ, địa đạo Củ Chi ngoài chức năng che giấu lực lượng và làm kho tàng, còn là nơi hội họp, cứu thương, sinh hoạt (…) Khi chiến đấu, địa đạo giúp quân ta giữ được thế chủ động (…)

Trang news.zing.vn

Công trình tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi thuộc Khu di tích địa đạo Củ Chi được xây dựng trên diện tích 38,5 ha, bắt đầu phục vụ khách tham quan từ năm 2003.

Hiện có ba không gian đã được đưa vào hoạt động (…)

Không gian đầu tiên (…) tái hiện khung cảnh thời “Chiến tranh Đặc biệt” những năm 1961-1964 (…) Du khách sẽ (…) như được sống trong khung cảnh xưa (…) Trạm thông tin nằm giữa trung tâm (…) Gần đó là một nhà dân dùng làm nơi họp bàn về tình hình chiến đấu và sản xuất của địa phương. Căn nhà lá nhỏ nhắn bài trí đơn sơ, trên vách móc khẩu súng, chính diện sau bàn thờ treo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (…) Bình thường, hai vợ chồng lo việc nhà, sản xuất, khi giặc càn thì chồng xách súng ra giao thông hào chặn giặc (…)

Không gian thứ hai (…) tái hiện khung cảnh thời “Chiến tranh Cục bộ” những năm 1965-1968 (…) Địch đánh phá ác liệt (…) Nhưng quân dân Củ Chi vẫn “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Khu họp chợ ngoài chỗ mua bán có quán cà-phê, hủ tiếu, tiệm hớt tóc, sửa xe (…) Khu trường học (…) lớp học vách đất, mái tranh, không cửa, được bao quanh bởi giao thông hào. Người ngồi chợ, đi chợ, cô giáo, đám học trò nhỏ được làm bằng tượng sáp rất sống động (…)

Không gian thứ ba (…) tái hiện khung cảnh những năm 1969-1972 (…) Củ Chi trở thành “vùng trắng” (…) Ngoài bom pháo “tự do”, quân đội Mỹ còn rải chất độc hóa học (…) Nơi đây thành một vùng đất không còn sự sống trên mặt đất (…) Khắp nơi chỉ có những xác máy bay, xe tăng, xe quân sự, xe ủi đất… Cuộc sống của quân dân Củ Chi được chuyển xuống lòng đất (…)