Chiến dịch Đường 9 – Bắc Quảng Trị năm 1966




Tháng 6-1966 (…) Quân ủy Trung ương quyết định mở Mặt trận đường 9 – Bắc Quảng Trị (…)

Địa bàn (…) bao gồm ba huyện Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa (…) trên địa bàn có quân ngụy thuộc sư đoàn 1 và một số tiểu đoàn biệt động quân (…)

Từ ngày 20 đến ngày 26-6, các trung đoàn 90, 803, 812 của sư 324 âm thầm vượt sông Bến Hải (…)

Mở màn chiến dịch là trận Đầu Mầu, tiểu đoàn 8 (trung đoàn 90) diệt gọn một đại đội biệt động quân, tiếp theo các trung đoàn bạn nổ súng diệt một loạt chốt điểm ở Cùa, Miến Hòa, Bản Hiệu, Phượng Nghĩa… Bị đánh đau, Đông Hà và thị xã Quảng Trị bị uy hiếp, nhưng mãi đến 10 ngày sau, sau khi pháo binh và máy bay oanh tạc dữ dội, địch mới đổ một tiểu đoàn dù xuống khu vực Lèn 300 đất và Lèn 300 đá Bãi Mít. Tiểu đoàn 9 của ta bố trí sẵn ở khu vực này bắn cháy 5 trực thăng khiến kế hoạch đổ quân của địch không thực hiện được (…) Sư 324 triển khai quân (…) đánh liên tục những trận nhỏ như Cù Đinh, Ba De, Quán Ngang, cầu Trúc Khê…

Ngày 12-7-1966, mười sáu ngày sau trận Đầu Mầu, tại Đà Nẵng, đại tướng Oét-mo-rơ-len, tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam, trung tướng Uôn-tơ, tư lệnh thủy quân lục chiến, và trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh vùng 1 chiến thuật VNCH, thống nhất kế hoạch đối phó (…) Đưa sư đoàn thủy quân lục chiến (Mỹ) số 3 từ Chu Lai ra Trị Thiên, mở cuộc hành quân liên kết Mỹ – VNCH mang tên Hat-xtinh (hành quân Lam Sơn 289, phía VNCH gọi) (…) với sự yểm trợ tối đa của B-52, máy bay chiến thuật và pháo hạm (…)

Ngày 16-7-1966, cuộc hành quân Hat-xtinh bắt đầu. Đây là lần đầu sư 324 đọ sức với quân Mỹ (…)

Từ 7 giờ sáng, hàng trăm máy bay trực thăng loại hai chong chóng (…) cứ mỗi tốp ba chiếc (…) liên tục đổ quân tám giờ liền xuống khắp núi rừng bắc Quảng Trị (…)

Học tập các chiến sĩ đoàn Ba Gia trong trận Vạn Tường “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, quân ta tiến công ngay khi chúng vừa chạm đất (…) Hàng ngàn lính thủy đánh bộ Mỹ bị tiêu diệt trong ngày đầu tiên (…) Về phía ta hy sinh cũng nhiều (…)

Trận chiến kéo dài hơn mười ngày, không bên nào lấy được thương binh liệt sĩ. Trời đổ mưa trôi cả xác lính Mỹ (và xác bộ đội?), anh em ta ra suối, bị nước ăn chân (…)

Quân ta gặp khó khăn không ít (do đối phương có ưu thế) áp đảo về quân số, hỏa lực (và) dùng chiến thuật nhảy cóc, đổ quân chiếm điểm cao, chặn đường tiếp tế liên lạc (…)

Tại cao điểm 402 có một đại đội Mỹ chốt giữ (…) Dưới chân cao điểm là một điểm tập kết thương binh các nơi về, chờ dân công bờ Bắc vào chuyển lương thực đạn dược, lượt ra chuyển anh em (…) Con số thương binh có sách ghi là 300, theo đồng chí Vũ Thang là 500 (…) Nhờ bọn Mỹ không dám lùng sục ra xung quanh, anh em được tạm yên trong mấy ngày, nhưng dân công không thể tiếp cận (…)

17 giờ ngày 17-7 (…) đại đội 3 tiểu đoàn 9 dưới sự chỉ huy của đồng chí Vũ Thang tiếp cận mục tiêu (…) nổ súng mãnh liệt. Địch (…) chờ trực thăng bốc đi. Khi quân ta lên tới đỉnh đồi thì đã có ba chiếc bay thoát. Còn lại năm chiếc mới ì ạch cất cánh, đang ở độ cao 30, 40 mét. AK, RPD (trung liên) của toàn đại đội lập tức bắn lên tới tấp (…) Cả năm trực thăng rơi ngay tại chỗ bốc cháy dữ dội (…) Trận đánh kết thúc chưa đến nửa giờ (…) Đại đội 3 không ai bị thương, trừ đại đội trưởng Vũ Thang bị một mảnh đạn găm vào mông (…)

Đến tháng 9, bước vào mùa mưa, quân ta rút về bờ bắc (sông Bến Hải), cắm lại tiểu đoàn 9 và một đại đội đặc công (…)


(Trích bài của Nguyễn Quế đăng trên
Tuần Báo Văn Nghệ TPHCM số 424 ra ngày 27/10/2016)