Chiến tranh biên giới tây nam và giải phóng CPC




Trích phát biểu của Đại tướng Ngô Xuân Lịch trong hội thảo khoa học cấp quốc gia “40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới tây nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 – 7/1/2019)”, trang qdnd.vn

Ngay sau khi lên cầm quyền ở Campuchia vào tháng 4-1975, tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary (…) đã thi hành hàng loạt chính sách (…) cực kỳ (…) tàn bạo (…) đối với đồng bào mình (…)

(Về đối ngoại) được các thế lực phản động quốc tế giật dây, giúp sức, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary đã thay đổi thái độ với Việt Nam (…) kích động hằn thù dân tộc, đòi hoạch định lại biên giới (…) Từ năm 1975 đến 1978, chúng trắng trợn (…) đánh chiếm một số đảo, xâm phạm biên giới nước ta với quy mô, tần suất ngày một gia tăng (…) gây hàng loạt cuộc thảm sát nhân dân ta (…)

Đảng, Nhà nước Việt Nam (…) một mặt chỉ đạo (lực lượng vũ trang) chuẩn bị (…) mặt khác (…) nhiều lần đề nghị đàm phán (…) Song, tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary không những cự tuyệt (…) mà còn đẩy mạnh những hoạt động (không thể chấp nhận được) (…) Cuối năm 1978, chúng huy động mười sư đoàn (…) về biên giới tây nam Việt Nam, chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công xâm lược nước ta.

Trước tình hình đó, đầu tháng 12-1978, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm mở cuộc tổng phản công - tiến công chiến lược trên tuyến biên giới tây nam (và) hỗ trợ các lực lượng vũ trang Campuchia đánh đổ tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary (…)

Ngày 23-12-1978 (chiến dịch bắt đầu) (Quân ta nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ) đánh đuổi quân Pol Pot ra khỏi lãnh thổ của Tổ quốc. Tiếp đó, đáp lại đề nghị của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (…) quân tình nguyện Việt Nam đã (…) phối hợp với lực lượng vũ trang của Mặt trận mở cuộc tổng tiến công giải phóng thủ đô Phnôm Pênh ngày 7-1-1979 và toàn bộ đất nước Campuchia ngày 17-1-1979.

Trích bài “35 năm (…)” của đại tá TS Dương Đình Lập, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, trang qdnd.vn

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, từ cuối năm 1978 (quân ta) phối hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Cam-pu-chia mở cuộc phản công, tiến công quân Pôn Pốt trên nhiều hướng (…)

Ở hướng tây bắc (…) từ ngày 31-12-1978 đến ngày 3-1-1979, Quân đoàn 3 phối hợp với ba tiểu đoàn bộ binh và sáu đội công tác vũ trang bạn (…) lần lượt giải phóng các tỉnh Công-pông Thom, Xiêm Riệp, Bát-tam-bang và Puốc-xát.

Cùng thời gian này, trên hư¬ớng Quân khu 9 và Quân đoàn 2 (…) tiến công tiêu diệt địch ở các khu vực Ta-pông, Ki-ri-vông, Sê-kê, Prô-chrây, Tun-liếp, Tô-li-ốp, đông nam San-tâng, các điểm cao 384, 451, 328, giải phóng Công-pông Trạch, Cam-pốt và cảng Công-pông Xom.

Ở hướng Quân đoàn 4, từ ngày 1 đến 3-1-1979 (…) tiến công địch trên đường số 1 và vùng ven hai bờ sông Mê Công, buộc chúng phải rút về phòng ngự ở các khu vực Sa-cách, Prây-veng, Niếc-lương (…) đánh chiếm đường số 10 (đoạn Chân Trai) và bắc ngã ba Tà-hô (nằm trên trục đường số 1, phía tây Pra-sốt) (…)

Thực hiện chỉ thị khẩn cấp của Bộ Chính trị về nhiệm vụ giải phóng Phnôm Pênh trước ngày 8-1 (trước khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp bàn về vấn đề Cam-pu-chia) (…) Bộ Quốc phòng quyết định giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 và Quân khu 9 tổ chức lực lượng mở cuộc tiến công vào Phnôm Pênh (…)

6 giờ sáng ngày 6-1-1979 (…) Quân đoàn 4 (…) vượt qua khu vực đường lầy (…) đánh tan các cụm phòng ngự của địch trên trục đường số 1. Sáng 7-1, sư đoàn 7 phối hợp với binh đoàn 1 Cam-pu-chia vượt sông Mê Công đánh tan sư đoàn 260 địch (…) 11 giờ ngày 7-1 (…) tiến vào Phnôm Pênh (…) đánh chiếm các cơ quan trung ương, khu sứ quán và đài phát thanh (…)

Cũng trong ngày 6-1, Quân đoàn 3 tập trung hỏa lực chi viện sư¬ đoàn 320 vượt sông đánh chiếm thị xã Công-pông Chàm, đập tan tuyến phòng ngự (…) do chính Son Sen (Bộ trưởng Quốc phòng địch) chỉ huy (…) Sáng 7-1 (…) tiến theo trục đường số 7, đánh tan quân địch ở núi Phu-chê, sau đó vượt sông Tông Lê Sáp (…) đánh chiếm (một số mục tiêu ở) phía bắc Phnôm Pênh (…) và phát triển sang phía đông phối hợp với các đơn vị Quân khu 9 đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu địch.

Và cũng trong ngày 6-1 (…) (các đơn vị của) Quân khu 9 (…) tiến công địch ở (…) Thnốt-bấc, Ta Ni, Ta-keo… đập tan bốn tuyến phòng ngự (…) tiến vào đánh chiếm sân bay Pô-chen-tông, bộ tư¬ lệnh thiết giáp và Bộ Tổng tham mưu quân Pôn Pốt.

17 giờ ngày 7-1-1979 (…) Phnôm Pênh hoàn toàn giải phóng.

Tiếp đó, từ ngày 12 đến 17-1, quân tình nguyện Việt Nam và các lực lượng vũ trang cách mạng Cam-pu-chia lại tiếp tục phối hợp tiến công giải phóng tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn và vùng nông thôn rộng lớn. Từ đây, nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng (…)