Võ Nguyên Giáp, “Phương án tác chiến nên là...”




Tôi quyết định lập một tổ thường trực giúp tôi chỉ đạo tác chiến. Mỗi ngày bốn lần, sau buổi giao ban, tôi trực tiếp nghe tổ báo cáo, đề đạt ý kiến. Đồng chí Cao Văn Khánh, Phó Tổng Tham mưu trưởng, ở trong tổ này (…)

Ngây 16-4, sau khi nghe báo cáo (…) tôi gợi ý thêm: Hướng tiến công nào có lợi nhất, bất ngờ nhất? Làm sao có thể bao vây chặt, tiến công tiêu diệt nhanh các sư đoàn địch ở vòng ngoài? Làm sao tổ chức thọc sâu nhanh vào thành phố? (…)

Tổ thường trực khẩn trương hoàn chỉnh phương án tác chiến vào ngày hôm sau (…) Địch tập trung lực lượng ra vòng ngoài, trong nội đô rất yếu (…) đề nghị chọn hướng tây bắc là hướng tiến công chủ yếu (…) Về cách đánh, cần bao vây, chia cắt, tiêu diệt các cụm phòng thủ vòng ngoài, (đối với nội đô) kết hợp tiến công, đột kích thật mạnh từ bên ngoài với tác chiến, phá hoại và nổi dậy từ bên trong (…)

Tôi nhất trí về cơ bản (…) và chỉ thị (…) 5. Dù sao cũng chỉ là những ý kiến nghiên cứu bước đầu. Cần tiếp tục suy nghĩ thêm (…) Quyết định là ở các cấp lãnh đạo, chỉ huy tại chỗ. Bộ Tổng Tham mưu cử ngay cán bộ vào trao đổi với các anh ở mặt trận (…)

Báo cáo của Bộ Tổng Tham mưu cho biết các anh ở chiến trường đồng ý với những ý kiến đề xuất của tổ thường trực về phương án tác chiến giải phóng Sài Gòn (…)

Ngày 22-4, lần cuối cùng, kế hoạch tiến công Sài Gòn - Gia Định được Đảng uỷ và Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh thông qua và phê duyệt.


(Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hồi ký
Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng in lại trong Tổng tập hồi ký, nxb. Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 2006, tr. 1318-1325)