Các anh hùng trên đèo Lũng Lô




Chiến dịch Điện Biên Phủ (…) bao nhiêu người xe rầm rập vượt đèo Lũng Lô (…) bộ đội, dân công, xe kéo pháo, xe tải đạn, xe đạp thồ (…)

Đèo bắt đầu bị ném bom (…) Hồi đó máy bay (…) chỉ đánh được ban ngày (…) bộ đội và dân công ban ngày ẩn nấp trong rừng, ban đêm mới tiếp tục đi (còn) chúng tôi thì làm việc ban ngày (…)

Máy bay Pháp trút xuống đèo Lũng Lô hàng chục loại bom (…) nhiều nhất là bom phá, bom sát thương bươm bướm, bom chông và bom nổ chậm (…) Bom chông và bom nổ chậm cực kỳ nguy hiểm. Cả nghìn chiếc đinh chông bắn ra vương vãi khắp nơi (…) Chỉ cần một chiếc xe dính chông xịt lốp là cả tuyến đường ách tắc. Còn bom nổ chậm thì chui sâu xuống lòng đất và có thể nổ bất cứ lúc nào (…)

Đại đội 57 trực chiến suốt ngày không nghỉ. Yêu cầu đặt ra là phải phá bằng hết bom nổ chậm trước lúc mặt trời lặn (…) Do ngày ấy ống nhòm rất hiếm nên một tổ chiến sỹ được giao nhiệm vụ khi địch đánh phá phải trèo lên những ngọn cây cao nhất trên đỉnh đèo để đếm bom và khoanh khu vực bom rơi. Một tổ khác dưới mặt đất có trách nhiệm đếm số tiếng nổ. Sau khi máy bay địch rút đi, hai nhóm sẽ so sánh hai con số để đoán có bao nhiêu quả bom chưa nổ. Công việc kế tiếp của đại đội là tìm cho bằng được các quả bom đó rồi vô hiệu hóa.

Phá bom nổ chậm (…) cực kỳ nguy hiểm bởi (…) không thể biết (…) bom sẽ nổ lúc nào (…) “Anh em chúng tôi hồi đó ít kinh nghiệm nhưng nhiều sáng kiến. Quả bom nổ chậm rơi xuống bao giờ cũng chui sâu xuống lòng đất (…) chỉ để lại một miệng lỗ nhỏ xíu. Giữa rừng (…) tìm hút bom (…) không đơn giản vì cây cối phủ kín (…) Mọi người cứ bảo nhau, khu vực nào có mùi khét là chắc chắn có bom ở đó. Ấy vậy mà tìm được thật” (…) (Thường) khi tìm được bom nổ chậm, công binh sẽ ốp bộc phá vào kích nổ luôn, vừa đỡ mất công kéo lên mặt đất, vừa đỡ nguy hiểm. Nhưng do lúc ấy bộc phá (cần ưu tiên) dành cho chiến đấu nên chúng tôi cố kéo bom lên (…) tháo kíp (lấy) thuốc nổ (…) như thế không tốn bộc phá lại có chất nổ để cung cấp thêm cho quân ta (…)”

Hết bom nổ chậm, chúng tôi chia nhau đi dọc tuyến đường đèo để vô hiệu hóa bom bươm bướm và nhặt đinh chông (…)

Ngày 7-5-1954, tin chiến thắng lan nhanh như gió (…) Hàng đoàn tù binh Pháp bị giải qua đây (…) Một buổi sáng tháng 5 (…) đại đội 57 vừa nấu xong nồi cháo loãng cho bữa sáng thì một tốp tù binh Âu - Phi bị giải tới. Những tên lính đánh thuê rách rưới, bơ phờ (…) đang lê bước bỗng dừng lại nhìn chằm chặp vào nồi cháo (…) Thế là chẳng ai bảo ai, chúng tôi lặng lẽ đưa bát mình cho họ. Không đủ bát, có tên lột luôn cả chiếc mũ đang đội trên đầu chìa ra (…) Khi tốp tù binh đi khỏi (…) nồi cháo của cả đại đội chỉ còn trơ đáy.


(Nguyễn Long, “Những anh hùng phá bom nổ chậm trên đỉnh Lũng Lô”, ghi theo lời kể của cựu chính trị viên đại đội Nguyễn Đức Lâm và cựu chiến sĩ Nguyễn Tân, đăng trên trang
anninhthudo.vn ngày 7/5/2017)