Nữ anh hùng Nguyễn Thị Vân Liệu (kbns-1968)







Từ Phong Nha - Kẻ Bàng vắt ngang qua đỉnh Trường Sơn đến ngã ba Lùm Bùm thuộc địa phận tỉnh Khăm Muộn trên đất Lào, 123 km đường 20 Quyết Thắng nối từ Đông sang Tây Trường Sơn (…)

Riêng tại trọng điểm cua chữ A từ ngày 15/7/1966 đến 21/2/1973 đã có 3.020 lượt máy bay Mĩ đánh phá (trong đó có 270 lần chiếc B52). Chúng đã thả xuống trọng điểm này 20.600 quả bom phá, 790 quả bom nổ chậm, 5.400 lượt bom bi (…)

Để (giữ) không cho lực lượng giữ đường tác nghiệp (…) thủ đoạn quen thuộc (của Mỹ) là cùng lúc dùng cả bom phá và bom nổ chậm. Bom phá vừa phá đường, vừa tung đất đá khỏa lấp (…) bom nổ chậm (…)

Những ngày cận Tết âm lịch năm 1967 địch điên cuồng đánh phá cua chữ A. Cao điểm là ngày 11/2/1967, suốt từ 8 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều không ngớt tiếng máy bay gầm rú. Ngồi trong hầm trực chiến chúng tôi ai nấy đều lo lắng, sốt ruột sợ không kịp thông đường đúng giờ xe lăn bánh. Khi tiếng bom vừa dứt, máy bay địch vừa bay khuất sau núi, các mũi trinh sát nhanh chóng tỏa đi nắm tình hình. Kết quả: hai quả bom trúng tim đường, mỗi hố đường kính chừng 6m, khoảng 500m3 đất đá sạt lở và một quả bom chưa nổ chui xuống mặt đường (…)

Liệu phân công tôi cùng chị đi xem xét quả bom (…) Về lại hầm trực bàn cách phá (…) Cuối cùng mọi người đồng ý với sáng kiến của Liệu là: làm một cái phễu bằng bìa các-tông đựng thuốc nổ và đào một hố sâu cạnh quả bom để một người chui xuống đặt phễu áp mặt vào thân quả bom theo nguyên lí của mìn định hướng. Với 2,5 ký TNT, quả bom sẽ bị hất tung lên trước khi nổ (…) hạn chế sức phá mặt đường (…)

Nguyễn Thị Vân Liệu lại tình nguyện một mình đi thực hiện nhiệm vụ (…)

Một mình với con dao tông, Liệu hì hục đào bới cạnh quả bom trong sự hồi hộp, lo lắng của cả đại đội (…) Tôi mang đồ lên thấy Liệu đã lọt thỏm trong cái hố chị vừa đào, tóc nhuộm đỏ bụi đất bết mồ hôi (…) Chị châm lửa vào hai đầu dây cháy chậm, chúng tôi vội vã chạy về hầm trú ẩn (…)

Hai tiếng nổ gần như đồng thời xé toang khoảng trời u ám. Cả tiểu đội lao lên (…) quả bom đã biến mất để lại một hố sâu chỉ bằng cái chảo quân dụng đen nhẻm khói. Mọi người cùng reo lên (…)


(Trích bài viết của Đại tá Hoàng Văn Kính đăng trên trang
hoitruongson.vn. Anh hùng Nguyễn Thị Vân Liệu hy sinh ngày 27/5/1968 khi đang làm nhiệm vụ.)