Để ý “càng như thế”. Trong hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm, Đào Duy Anh cũng viết: “Trí thức Việt Nam, trước kia là tầng lớp nho sĩ, xuất hiện từ thời Trần, tự đẳng cấp bình dân do học hành mà trở thành (...) Nhìn toàn bộ tầng lớp sĩ phu và nhìn chung cả quá trình lịch sử (...) có thể nói rằng đại nghĩa dân tộc là cái tinh thần thấm nhuần sâu sắc vào tâm trí họ (...) Ngay trong tâm trí của đa số người trí thức mới phục vụ chế độ thực dân, cái ý thức dân tộc vẫn không bao giờ tắt (...) cho nên đến khi thấy đảng cộng sản dựng lại được nền độc lập và kiên quyết kháng chiến để bảo vệ độc lập, thì cái lửa yêu nước mấy lâu vẫn âm ỉ ở trong lương tâm họ vụt cháy lên khiến họ đi theo cách mệnh và kháng chiến (...) Phải nhìn người trí thức Việt Nam ở trong điều kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam là một dân tộc đã phải đấu tranh chống ngoại xâm rất nhiều lần mới tồn tại được đến ngày nay”. (TT)



“Trí thức Việt Nam”

Chủ tịch Hồ Chí Minh




Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài.


(
Hồ Chí Minh toàn tập, nxb. Chính Trị Quốc Gia, 1995, tập 5)