Lê Quang Lạng, “Phong trào Đồng Khởi”




Phong trào Đồng Khởi ở Miền Nam (1959-1960) (…) đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ (…) đưa cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công (…)


Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954) (…) Ở Miền Nam, Mỹ - Diệm (…) tiến hành nhiều cuộc thảm sát đẫm máu ở Cam Lộ, Hướng Điền, Chợ Được, Củ Chi, Mỏ Cày v.v. (nhằm) tận diệt những người cộng sản (…) Đến đầu năm 1959, với việc ban hành “Luật 10/59”, Mỹ - Diệm lại tăng cường sử dụng bạo lực (…) Đây là thời kỳ đen tối nhất của cách mạng Miền Nam (…)

Những khó khăn, tổn thất của ta ở Miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ chủ yếu là do mặt chỉ đạo đấu tranh cách mạng, Đảng ta chưa tìm ra được phương pháp (…) để chống trả sự đàn áp của địch một cách có hiệu quả. Trong lúc kẻ thù sử dụng toàn bộ (…) quân đội và cảnh sát (…) thì việc tiến hành đấu tranh dưới hình thức chính trị đơn thuần của quần chúng nhân dân Miền Nam là không còn phù hợp (…)

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (khóa II, tháng 1-1959) (…) Đảng khẳng định con đường giải phóng Miền Nam là con đường cách mạng bạo lực (…) Cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng (…) truyền tai giản dị: “Đảng đã cho đánh rồi!” (…)

Các cuộc nổi dậy chống địch dồn dân, phá các khu tập trung, trở về buôn làng cũ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng rừng núi Khu 5, Tây Nguyên, nam Trung Bộ, vào tháng 2-1959, như đốm lửa báo hiệu cho phong trào nổi dậy của nhân dân Miền Nam (…) Mùa thu năm 1959 (…) khởi nghĩa Trà Bồng bùng nổ (28-8) (…) lan nhanh sang các huyện miền tây Quảng Ngãi, như Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long. Ở những nơi này, chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền cách mạng đã được thành lập, các đội vũ trang lần lượt ra đời.

Trong lúc nhân dân Trà Bồng nổi dậy, thì ở Nam bộ các đội vũ trang tập trung, vũ trang tuyên truyền đẩy mạnh hoạt động, hỗ trợ quần chúng nổi dậy (…) Gây tiếng vang lớn là trận đánh của tiểu đoàn 502 (chủ lực Khu 8) tại Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) vào ngày 26-9-1959 (…)

Ngày 17-1-1960, nhân dân Bến Tre nổi dậy, bắt đầu từ Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh (huyện Mỏ Cày). Phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp tỉnh Bến Tre. Chỉ trong một tuần lễ (từ 17 đến 24-1-1960), nhân dân 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú nhất tề nổi dậy, giải phóng xã, ấp khỏi ách kìm kẹp của địch.

Thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa của nhân dân Bến Tre làm cho địch điên đầu. Ngô Đình Diệm lập tức đến Bến Tre để khảo sát tình hình, đồng thời lệnh cho quân đội đưa mười nghìn lính về ba xã trên để mở cuộc vây quét lực lượng cách mạng. Quân địch đi đến đâu, bắn giết, đốt phá, cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ tới đó. Chúng chôn sống 36 thanh niên và giết hại 80 đồng bào (…) Tỉnh ủy Bến Tre vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh trực diện; đồng thời, tổ chức lực lượng phụ nữ kéo ra quận lỵ Mỏ Cày tố cáo tội ác của binh lính địch, đòi quân “áo rằn” rút (…) Cuộc đấu tranh của phụ nữ Bến Tre giành thắng lợi lớn và từ đây xuất hiện cụm từ “Đội quân tóc dài” để chỉ cuộc đấu tranh chính trị của phụ nữ Miền Nam (…)

Phong trào Đồng Khởi nhanh chóng lan rộng và phát triển đồng loạt vào tháng 9-1960 trên khắp Miền Nam: từ đông Nam bộ, Tây Nguyên đến các tỉnh đồng bằng Khu 5. Cách mạng đã làm chủ được một vùng căn cứ rộng lớn (…) đồng thời, đã thúc đẩy quần chúng ở các đô thị, đặc biệt là Sài Gòn - Gia Định, đứng lên đấu tranh mạnh mẽ (…)

tạo điều kiện thuận lợi để khôi phục Đảng bộ Miền Nam, thành lập lực lượng vũ trang ba thứ quân và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp, mở lại, mở rộng các căn cứ địa, xây dựng và phát triển đường Trường Sơn và đường tiếp tế trên biển (…)

chính là hình ảnh sinh động nhất của sự gặp gỡ giữa ý Đảng và lòng dân (…)


(Trích “Phong trào đồng khởi ở Miền Nam (1959-1960) - sự gặp gỡ giữa ý Đảng và lòng dân” của Lê Quang Lạng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đăng trên trang
tapchiqptd.vn, ngày 19/8/2011)