Ðể những niềm tin khác nhau hòa quyện được, hình như cần hai điều kiện. Thứ nhất là chúng phải cùng gốc. Thứ hai là cái gốc ấy phải không có cái tính cực đoan, đòi độc tôn.

Có điều kiện thứ nhất mà không có điều kiện thứ hai là, chẳng hạn, Ki-tô giáo và Hồi giáo. Hai tôn giáo này tuy một gốc mà không sao “hòa” với nhau được, nói chi “quyện”!

Tín ngưỡng thờ Mẫu và Ðạo giáo có cùng gốc là một thứ niềm tin từng phổ biến khắp Ðông Nam Á tiền sử, thời còn gồm cả Hoa Nam. Niềm tin ấy không đòi bá chủ, nên Mẹ Liễu Hạnh thoải mái ở chung một “quán” với Ngọc Hoàng Thượng đế!
(Thu Tứ)



Trần Ngọc Thêm, “Đạo giáo hòa quyện...”




Ðạo giáo (...) nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ II (...) tìm thấy ngay những tín ngưỡng tương đồng (...) có sẵn từ lâu (...)

Ðạo giáo (…) Việt Nam (...) bên cạnh việc thờ (...) Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão quân, thần Trấn Vũ, Quan Thánh đế (Quan Công) (...) còn thờ (...) Ðức Thánh Trần và Bà Chúa Liễu (...)

Ðạo giáo (...) hòa quyện với tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu.


(Trần Ngọc Thêm,
Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. TPHCM, 2001)