“Chiếc phù hiệu của Trung đoàn Thủ Đô”





(Huy hiệu thực ra đã xỉn. Màu đồng trong ảnh đây là sáng hơn thật.)


Bảy mươi năm đã trôi qua, chiếc phù hiệu bằng đồng có ngôi sao, Tháp Rùa gắn trên vải đỏ cắt hình đuôi nheo được gia đình đồng chí Trần Hoàn cất giữ như báu vật. Nó không còn “vàng chóe” như nhà văn Nguyễn Tuân tả trong tác phẩm “Tháp Rùa giữa rừng” (…)

Trên quyết định (…) thống nhất tất cả các bộ phận Vệ quốc đoàn, tự vệ chiến đấu, công an xung phong, tự vệ thành trong Liên khu I thành một trung đoàn lấy tên là Trung đoàn Liên khu I. Lễ ra mắt Trung đoàn được cử hành vào sáng ngày 6/1/1947 tại phòng họp lớn ở số 51 Hàng Bồ (nay là trụ sở báo Lao Động) (…) (Các chiến sĩ) tháo chiếc sao vuông, gắn chiếc sao tròn trên mũ ca-lô (…) trở thành Vệ quốc quân (…)

Ngày 14/1/1947, tại rạp Tố Như (phố Hàng Bạc) (đã diễn ra buổi lễ động viên tinh thần quyết tử) (…) hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 101, 102, 103 (tới dự) thay mặt cho hàng nghìn đồng đội đang sống chết với quân thù trên các chiến hào ở Liên khu I (…) mỗi người đều quàng cổ một chiếc khăn đỏ, thực chất là lá Quốc kỳ nhỏ (…) khi ngã xuống, anh em đồng chí sẽ lấy phủ lên thân mình (…) Mỗi chiến sĩ còn được phát một băng đeo tay bằng lụa màu vàng có dòng chữ TĐTĐ (Trung đoàn Thủ đô) và một phù hiệu bằng lụa đỏ, hình đuôi nheo trên gắn ngôi sao bằng đồng và biển đồng có chữ viết tắt: VNVQĐ (Việt Nam Vệ quốc đoàn), Đoàn Thủ Đô, phía dưới có hình tháp rùa, hai bên là cành nguyệt quế. Được biết phù hiệu do ông Nguyễn Văn Cốc (…) ở phố Hàng Thiếc đã thiết kế và dập thành (…) Phù hiệu được các chiến sĩ đeo trên áo ở cánh tay trái (…)

(Trong hồi ký Chiến đấu trong vòng vây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể danh hiệu “Trung đoàn Thủ Đô” là do Đại tướng đề nghị tặng và được mọi người nhất trí tại Hội nghị Quân sự ở Trúc Sơn ngày 12 đến 16 tháng 1 năm 1947.)


(Nguồn: trang
btlsqsvn.org.vn)