Trần Quốc Vượng, “Tên đất ở Giao Chỉ”




Các huyện thuộc Giao Chỉ đời Hán (...) tên (...) phần lớn đều vô nghĩa (...) với những tác giả (...) thuộc những thời đại khác nhau chúng (lại) được ghi bằng những chữ khác nhau có âm na ná giống nhau, ví dụ: Mê Linh, Ma Linh, Mi Linh, Minh Linh, Liên Lâu, Luy Lâu, Ðinh Lâu, Doanh Lâu v.v. điều đó khiến ta ngờ rằng đó là tên phiên âm tiếng địa phương (tiếng Việt cổ) (tr. 257)

Huyện Liên Lâu (...) Dâu trước thế kỷ XVII phát âm là blâu hay tlâu, mlâu v.v. Thành Liên Lâu còn di tích thành lũy ở làng Dâu (...) con sông chảy qua đó là sông Dâu, làng Khương Tự có tên nôm là Kẻ Dâu, chùa Pháp Vân ở đó có tên là chùa Dâu (chùa Bà Dâu), trong chùa có tượng Bà Dâu (1). Ở đó có truyền thuyết Man Nương và cây dâu thần. Vùng Kẻ Dâu xưa là đất bãi, nghề trồng dâu chăn tằm rất thịnh (đời Lý còn có câu chuyện cô gái hái dâu Ỷ Lan, lấy vua Lý Nhân Tông nhân dịp vua Lý đi cầu tự ở chùa Dâu. Mọi tài liệu đều nói lên một cách thống nhất: huyện đó là huyện Dâu, bộ lạc ở đó khi xưa là bộ lạc Dâu, với một thị tộc gốc là thị tộc Dâu và có tín ngưỡng tôn giáo xưa về cây Dâu, hoặc liên quan đến tô-tem giáo, hoặc liên quan đến nghi lễ nông nghiệp (…)

Huyện Mê Linh (...) bộ lạc đó khi xưa mang tên một loài chim (Mling, Bling, Kling) (...) với một thị tộc gốc (bào tộc) thờ chim làm vật tổ (...) thời Hùng Vương bắt đầu dựng nước (…)


(Trần Quốc Vượng,
Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, nxb. Văn Hóa Dân Tộc, 2000)

















____________________
(1) Chắc trước là một miếu thờ Bà Chúa Dâu (như nông dân Thái Bình trồng bèo hoa dâu xưa thờ bà chúa Bèo Hoa Dâu). Sau khi Phật giáo thâm nhập nước ta, miếu biến thành chùa, song vẫn thờ cả Phật, cả Bà Dâu.(TQV)