So sánh cái nọ với cái kia bao giờ cũng chỉ đại khái. Chớ nên thắc mắc “da” và “khuôn mặt” của thơ chúng ở đâu, hay nếu nan quạt là câu thơ, đinh quạt là tứ thơ, thì giấy phất quạt là cái gì của thơ? (TT)



Chế Lan Viên, “Thơ như gái, như quạt”




Nhất dáng, nhì da, thứ ba khuôn mặt (...) Thơ cũng vậy. Trước hết phải đẹp toàn bài. Phải được toàn bài. Phải có ý của toàn bài. Toàn bài phải nhằm cái gì đã rồi mới nói đến câu. Một bài thơ mà ghép nhiều câu hay lại chưa chắc đã là một bài hay (...) thơ phải được tổng thể, hay tổng thể đã rồi mới bàn đến câu. Nó như cái dáng chung của người đẹp (...)

Tổng thể bài thơ như cái quạt thì câu thơ như cái nan quạt và tứ thơ như cái đinh găm các nan quạt lại. Không có cái đinh (...) thì (...) không thành quạt.


(“Chế Lan Viên nói về thơ”, báo
Văn Nghệ, số 15/11/2003. Nhan đề tạm đặt.)