Nguyễn Duy Hinh cũng nghĩ như Bình Nguyên Lộc, rằng Tượng Quận đời Tần ở mãi bên Tàu, tuyệt đối không thể là quận Nhật Nam bên dưới quận Cửu Chân. NDH cũng cho Tượng Quận nằm ở phía tây của Quảng Tây bây giờ.

Có đại đồng, có tiểu dị. BNL bảo quận Thương Ngô đời Hán là nửa phía nam của Tượng Quận đời Tần, còn NDH lại bảo quận Thương Ngô vốn thuộc Quế Lâm...

(Thu Tứ)



Nguyễn Duy Hinh, “Tượng Quận ở đâu”



(...) vấn đề Tượng Quận. Nhà Tần lập ra Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận. Nhiều nhà nghiên cứu (...) viết quận Nhật Nam là Tượng Quận đời Tần thời Hán Vũ Ðế đổi thành quận Nhật Nam. Ðó là một sự lầm lẫn (...) Theo Hán thư thì nhà Tây Hán tiêu diệt nước Nam Việt của Triệu Ðà, chia đất Việt thành Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Chu Nhai, Ðạm Nhĩ vào năm (...) -111 (...) Nam Hải tương đương quận Nam Hải thời Tần; Thương Ngô, Uất Lâm tương đương Quế Lâm thời Tần (...) Ðến (...) năm -76 thì “bãi Tượng Quận phân thuộc Uất Lâm, Tường Kha” (Hán thư) (...) Tượng Quận của Tần nằm trong khoảng giữa quận Uất Lâm và quận Tường Kha thời Hán (1)


(Nguyễn Duy Hinh,
Văn minh Lạc Việt, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, VN, 2004, tr. 120-122)






____________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.
(1) Quận Tường Kha có phải thuộc tỉnh Quí Châu sau này? (TT)