Trang history.com ở Mỹ: “Tình trạng chiến sự kéo dài, tổn thất cao, và việc phát hiện quân đội (Mỹ) phạm tội ác chiến tranh, như ở Mỹ Lai, đã làm cho nhiều người (Mỹ) trở nên phản chiến. Cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân của địch (…) đưa phong trào phản chiến lên tới đỉnh (…) Tháng ba năm 1968 Tổng thống Johnson tuyên bố sẽ không tái ứng cử”.

Vài sự kiện lịch sử ý nghĩa khác trong năm 1968:

- Ngày 29-2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara từ chức.

- Ngày 22-3, Johnson quyết định thay thế Westmoreland (Tổng chỉ huy quân Mỹ ở Việt Nam).

- Ngày 31-3, Johnson chấm dứt đánh bom Miền Bắc trên vĩ tuyến 19.

- Ngày 1-11, Johnson chấm dứt Chiến dịch Sấm Rền.



“Kỷ niệm 50 năm Xuân Mậu Thân”




Cách đây tròn 50 năm, đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968 (...) quân và dân ta đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường Miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (...)

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra trong bối cảnh đế quốc Mỹ ngoan cố leo thang chiến tranh, thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam, đồng thời tiến hành “chiến tranh phá hoại” đối với Miền Bắc, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến (...)

Quán triệt sâu sắc (...) Nghị quyết số 154-NQ/TW, ngày 27 tháng 1 năm 1967 của Bộ Chính trị (Khóa III) (...) “Ra sức đánh bại cuộc phản công chiến lược lớn lần thứ hai của bọn xâm lược Mỹ (...) giữ vững thế chủ động, bảo tồn và phát triển lực lượng (...) tạo điều kiện và thời cơ cho các đợt hoạt động lớn tiếp theo, tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa (...)”, quân và dân ta đã (...) đánh và thắng lớn trên khắp các chiến trường, đặc biệt là ở miền đông Nam bộ, Tây Nguyên, Trị - Thiên (...) và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Miền Bắc.

Nhận định thời cơ thuận lợi chuyển cuộc kháng chiến của dân tộc ta sang một bước phát triển mới, trên cơ sở đã có chuẩn bị từ trước (...) Trung ương đã “hạ quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đầu Xuân Mậu Thân, nhằm mục đích giáng cho đế quốc Mỹ một đòn thất bại nặng nề về quân sự và chính trị, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang và cùng ta giải quyết cuộc chiến tranh theo những điều kiện có lợi cho ta” (...)

Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, ta đã huy động hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, tập kết một khối lượng lớn vũ khí, trang thiết bị mà địch không hay biết (…)

Đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã bất ngờ đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn Miền Nam, đánh vào các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn, Huế, các căn cứ quân sự của Mỹ - ngụy, các thành phố, thị xã, đồng thời đánh địch khắp các vùng nông thôn bị tạm chiếm. Bất chấp quân số Mỹ, chư hầu và ngụy lúc đó lên tới trên một triệu bốn mươi vạn (1), quân dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực và phá hủy một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh của chúng (...)

Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại của “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chuyển sang thế phòng ngự trên toàn chiến trường (…) chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán với ta (…) xuống thang chiến tranh (...) bắt đầu rút quân về nước (...)

Thắng lợi Tết Mậu Thân của quân và dân ta đã thúc đẩy nhân dân Mỹ đấu tranh mạnh mẽ hơn với chính quyền Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược, đưa con em của họ về nước (…) Nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới càng thấy rõ tính tất thắng của cuộc kháng chiến của dân tộc ta (…) ngày càng ủng hộ, giúp đỡ nhân dân ta (...)


(Lược trích bài viết của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968)

















________
(1) Gồm khoảng 536.000 quân Mỹ, 50.000 quân Nam Hàn, 7.600 quân Úc, 6.000 quân Thái, 820.000 quân ngụy.