Bọn sứ Tàu thế mà được việc. Nhờ họ chịu khó ngắm nghía, ghi chép, ta mới biết tổ tiên ta ăn mặc thế nào. Thì ra áo dài khăn đóng xưa ít nhất bảy tám trăm năm. Trông áo thấy gió, trông khăn thấy “núi”, vừa mềm mại vừa sừng sững, trang phục truyền thống của ta độc đáo thế, thế mà ta bỏ, tiếc quá. (Thu Tứ)


Trương Giáng Chi, “Đời Trần đã khăn áo”




Vào đời Trần, theo hồi ký của một sứ giả nhà Nguyên thì nam giới Ðại Việt thích mặc áo “phi phong”, bịt khăn “cao sơn” (...)

Mặc áo dài khi bước đi thì hai vạt áo và hai tay áo (...) bay phất phới như gió thổi, nên gọi là áo “phi phong” (...)

Khăn xếp (...) tạo hình chữ “nhân” (...) nhô cao trước trán, nên gọi là “cao sơn”.


(Trương Giáng Chi, “Lễ phục và quốc phục”, tạp chí
Xưa Nay số 256, 3/2006. Nhan đề phần trích tạm đặt.)