Ta đọc tiếng Tàu theo giọng Quan thoại, đó chắc chắn là vì đa số người Tàu ở nước ta trong thời Bắc thuộc nói giọng Quan thoại.

Giọng Quan thoại là giọng Hoa Bắc. Vậy đa số người Tàu ở nước ta thời Bắc thuộc là người Hoa Bắc. Những người này hẳn không phải dân di cư hay dân đi buôn bán, mà là quân lính đến giữ đất chiếm. Quân đồn trú thì bao nhiêu, thế mà chiếm đa số. Tức số thường dân Tàu từ Quảng Ðông, Phúc Kiến qua ở hay làm ăn là không đáng kể.

Tức việc ta đọc tiếng Tàu theo giọng Quan thoại là một bằng chứng nữa rằng trong thời Bắc thuộc người Tàu không hề có mặt đông đảo ở nước ta.

(Thu Tứ)



Bình Nguyên Lộc, “Cái giọng Hán Việt”



chỉ có ba giọng là có vào đất Cổ Việt, đó là giọng Quan thoại (...) giọng Việt Nam Hải, tức giọng Quảng Ðông, và giọng Mân Việt vì dân hai địa phương đó có tới lui buôn bán với ta, hoặc di cư đến (tr. 493)

Hán Việt giống Quan thoại hơn là giống Quảng Ðông (....) Ta đã học với thầy ở kinh đô Tàu gởi xuống, chớ không phải là học với bọn chưa thuộc bài. (tr. 501)


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971)





________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.