“Có đâu thiên vị người nào / Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai” lặp lại thuyết tài mệnh tương đố chứa trong hai câu mở đầu tác phẩm. Như đã bàn, thuyết này không ổn. Còn “Thiện căn ở tại lòng ta / Chữ tâm kia mới...” thì thường “nhân” gieo rồi phải đợi sang kiếp sau mới được gặt “quả”, đây Kiều được gặt ngay, hẳn để cho câu chuyện kết thúc có hậu.

(Thu Tứ)



Nguyễn Du, Truyện Kiều (câu 3241-3254)



Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào (3245)
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa (3250)
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.


(
Truyện Kiều, nxb. Ðại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1973)