Ðối với quỷ thần, Khổng Tử chủ trương “kính nhi viễn chi”. Ðã “viễn”, không liên lạc, thì không cần đặt ra hình thức chi hết. Lễ trong đạo Khổng là giữa người với nhau mà thôi.

Văn hóa Việt Nam truyền thống có chỗ cho các lực lượng siêu hình. Lễ trong lễ hội là giữa người với thần linh.

Liên lạc với thần xong, ta xoay qua “liên lạc” với người. Ðó là hội.
(Thu Tứ)



Viện Văn hóa Dân gian, “Lễ và hội”




Trong thời kỳ xây dựng nền văn hóa Ðông Sơn (...) hội được mở vào mùa thu (…)

Trong đêm dài Bắc thuộc (...) Cùng với sự du nhập của (...) phong tục ăn Tết Nguyên đán, với sự có mặt ngày càng ổn định và có hiệu quả của lúa chiêm tăng vụ (...) hội xuân dần dần thay thế hội thu (…)

Khái niệm lễ mà chúng ta đang bàn đến ở đây không phải là chữ lễ của đạo Khổng.

Lễ trong lễ hội là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thành hoàng nói riêng. Ðồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng ước mơ (...) của con người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng cải tạo (…)

Hèm là một hành động nghi lễ nhằm diễn lại một quãng đời “đặc biệt” của Thần lúc sinh thời (hoặc một chi tiết hành động mang tính cá biệt rất tiêu biểu) (…)

Hội là một sinh hoạt dân dã phóng khoáng (...) dân làng bình đẳng vui chơi (...) Hội là một hệ thống trò chơi, trò diễn (…)

Vui xem hát
Nhạt xem bơi
Tả tơi xem hội.


(Viện Văn hóa Dân gian,
Lễ hội cổ truyền, nxb. Khoa Học Xã Hội, 1992)