Về bài thơ này, tác giả kể: “Nhà thơ Xuân Diệu rất thích (...) nhưng ông chê câu đầu “Nửa đêm nghe ếch học bài” (...) cọc cạch. Rất đúng. Vì nó lạc ra ngoài không khí của toàn bài (…) tôi chữa lại”. À, nhưng trước tiên tại sao lại “nghe ếch” khi “thực ra (...) vào thu (...) ếch bắt đầu chui vào hang (...) ngủ qua cả mùa đông. Có chọc, chúng cũng chẳng kêu nữa”? Hẳn nghe đây là nghe dư âm của tiếng ếch mùa hè ở trong lòng mình mà thôi. Nghe thế rất tự nhiên, vì cái tiếng “học bài” ấy nó cũng chỉ mới vừa ngưng. Chớm thu ngồi làm thơ, câu đầu vang tiếng hè có sao đâu, nhưng được “chữa lại” thì có văn chương hơn, nhắc “Bóng tàu vừa lạt vẻ ngân” trong Kiều… (Thu Tứ)



Trần Đăng Khoa, “Chớm thu”




Sân trăng nghe đã dần phai
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo may
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau...


1967