Lê Hải, Phi công tiêm kích (15)




Cuộc tập kích chiến lược đường không chủ yếu bằng máy bay B-52 của Mỹ đã thất bại thảm hại (…)

Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Chính phủ Mỹ cam kết (…) rút hết quân về nước.

Ngày 29 tháng 3 năm 1973, đơn vị quân đội Mỹ cuối cùng rút khỏi Miền Nam (…) Đây là sự kiện rất trọng đại (…)

Tháng 7 năm 1973, Bộ Chính trị ra nghị quyết về giải phóng Miền Nam, giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước. Quân đội ta bắt đầu xây dựng các khối chủ lực cơ động mạnh (…)

Trung đoàn 923 (…) huấn luyện cho tất cả phi công thành thạo đánh mục tiêu mặt đất, mặt nước (…) tham gia diễn tập chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng. Lần đầu tiên, cuối năm 1973, quân đội ta diễn tập cấp quân đoàn (…)

Cuối năm 1974, các lực lượng không quân, kể cả hai trung đoàn Míc-21, lần lượt đứng chân ở các sân bay vùng Quân khu 4 (…) sẵn sàng vươn sâu vào phía nam (…)

Cuối năm 1974, Bộ Chính trị (…) thông qua kế hoạch giải phóng Miền Nam trong hai năm (1975-1976)

Sau chiến thắng Phước Long (6-1-1975), Bộ Chính trị nhận định thời cơ chiến lược có thể đến sớm hơn dự kiến (…)

Ngày 10 tháng 3, Buôn Ma Thuột được giải phóng. Bộ đội ta phát triển tiến công, chỉ trong một thời gian ngắn tiêu diệt hoàn toàn quân đoàn 2 và quân khu 2 của địch (…)

Ngày 25 tháng 3, ta giải phóng Huế.

Ngày 29 tháng 3, giải phóng Đà Nẵng.

(…)

Bộ Chính trị nhận định (…) thời cơ giải phóng hoàn toàn Miền Nam đã đến (…)

Cả nước bừng bừng khí thế ra trận. Từng đoàn tàu hỏa nối đuôi nhau chở xe tăng, đại bác. Các quân đoàn mới thành lập theo nhau tiến vào nam. Ba mươi năm trường kỳ kháng chiến, biết bao hy sinh của đồng bào, đồng chí, mới có ngày nay.

Bộ Tư lệnh Không quân tổ chức tiếp quản và đưa vào sử dụng ngay các căn cứ không quân của địch mới được giải phóng.

Ngày 19 tháng 4, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ thị sơ bộ cho không quân: chuẩn bị một lực lượng để tham gia chiến đấu (…)

Để tạo lợi thế bí mật, bất ngờ, Bộ Tư lệnh Không quân quyết định dùng máy bay mới thu được của địch ở các sân bay miền Trung (…) chọn A-37 là loại máy bay cường kích hạng nhẹ mà không quân ngụy hay dùng (…) có máy ngắm để ném bom đơn giản nhưng khá chính xác. Tốc độ hạ cánh gần như Míc-17. Buồng lái nhô lên phía trước, thuận lợi cho quan sát mục tiêu mặt đất, lại có điều hòa nhiệt độ rất mát. Anh em quen bay Míc-17 chỉ cần được bay kèm vài lần là có thể bay đơn (…)

Ngày 22 tháng 4 năm 1975, phi đội Quyết Thắng được thành lập tại sân bay Đà Nẵng, gồm các phi công thuộc đại đội 4 Trung đoàn 923 (…)

12 giờ 30 phút ngày 27 tháng 4 (…) chuyển vào sân bay Phù Cát. Nguyễn Thành Trung kịp từ Nam bộ ra (…) Cơ quan chỉ huy quyết định chọn mục tiêu ném bom là nơi đỗ máy bay chiến đấu của không quân ngụy ở sân bay Tân Sơn Nhất (…) Tối 27 tháng 4 chọn các phi công tham gia trận đánh: Nguyễn Văn Lục, Từ Để, Nguyễn Thành Trung, Hoàng Mai Vượng, Hán Văn Quảng và Trần Văn On. (Nguyễn Thành Trung là người của ta được gài vào quân đội ngụy từ lâu, còn Trần Văn On mới theo chính nghĩa sau ngày giải phóng Đà Nẵng - GN) (…)

9 giờ 30 phút ngày 28 tháng 4 (…) xuất phát từ Phù Cát, năm chiếc A-37 lần lượt hạ cánh xuống sân bay Thành Sơn (Phan Rang), cách Sài Gòn 400km về phía bắc (…) nạp đầy dầu, lắp bom, đạn (…) 11 giờ 30 phút (…) sẵn sàng (…) 16 giờ 17 phút, chiếc đầu tiên cất cánh (…) Nguyễn Thành Trung dẫn đầu (…) bay theo đường địch hay bay để gây bất ngờ (…) Sân bay Tân Sơn Nhất quang mây (…) Biên đội nhìn rõ mục tiêu (…) lần lượt vào công kích (…) Lửa khói trùm khắp khu đỗ máy bay địch (…) Đài chỉ huy sân bay hốt hoảng hỏi: “Máy bay của không đoàn nào, phi đoàn nào?” (…) Ta thả hết bom (…) bổ nhào bắn đạn vào mục tiêu (xong) bay về Phan Rang (…) Chiếc tiếp đất cuối cùng vào lúc 18 giờ 15 phút (…)

Trận đánh của không quân ta chiều 28 tháng 4 đã gây chấn động lớn ở Sài Gòn, góp phần làm cho ngụy quyền thêm mau tan rã (...)

Trưa 30 tháng 4 năm 1975, ta giải phóng Sài Gòn. Ngày 1 tháng 5, cả Miền Nam giải phóng. Cuộc kháng chiến 30 năm đã hoàn toàn thắng lợi (...)


(Lê Hải,
Phi công tiêm kích, nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004)