Theo nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh Vladimir Ilyin (trang vi.wikipedia.org),

“Trong giai đoạn một, từ tháng 4/1965 đến tháng 11/1968, trên bầu trời Việt Nam đã diễn ra 268 trận không chiến, trong các trận đó đã có 244 máy bay Mỹ và 85 máy bay Việt Nam bị bắn rơi”.

Phía Việt Nam rất ít máy bay, khoảng một nửa (Míc-17, Míc-19) đã lạc hậu, phi công không được huấn luyện nhiều, chưa bay bao nhiêu và hoàn toàn chưa từng chiến đấu khi gặp Mỹ, thế mà Việt 3, Mỹ 1!!!

Không quân Nhân dân Việt Nam cũng có vài điều kiện thuận lợi, chẳng hạn quen thuộc với địa hình hơn. Nhưng chắc chắn góp phần quan trọng làm nên đại thắng là lý do tinh thần. Tinh thần vô cùng cao, không phải chỉ người lái, mà tất cả mọi người.
(Thu Tứ)



Lê Hải, Phi công tiêm kích (09)




Từ ngày 3 tháng 4 năm 1965 đến ngày 31 tháng 10 năm 1968 (…) Không quân đã xuất kích 1.602 lần chiếc, đánh 251 trận, bắn rơi 218 máy bay Mỹ (...) đặc biệt cản phá có hiệu quả các đợt hoạt động lớn của địch đánh vào Hà Nội, Hải Phòng (...) góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ (...) (và bảo vệ nỗ lực) chi viện cho Miền Nam (...)

Khởi đầu, ta chỉ có một trung đoàn tiêm kích Míc-17 - Trung đoàn 921 - Đoàn Sao Đỏ (...) chủ yếu học tập ở Trung Quốc, ngày 6 tháng 8 năm 1964 về nước (...) đánh trận đầu (...) ngày 3 tháng 4 năm 1965 (...) Trung đoàn tiêm kích thứ 2 (Trung đoàn 923) (...) học tại Trung Quốc (...) thành lập ngày 4 tháng 8 năm 1965 (...) chiến thắng trận đầu ngày 4 tháng 3 năm 1966, phi công Ngô Đức Mai bắn rơi một chiếc F-4 tại Vạn Yên, Mộc Châu, Sơn La (…)

*

Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ thực chất đến cuối năm 1968 đã thất bại. Nhà cầm quyền Mỹ buộc phải xuống thang. Ních-xơn lên thay Giôn-xơn làm tổng thống nước Mỹ (…) trước sức ép của dư luận Mỹ và thế giới đòi chấm dứt chiến tranh, Ních-xơn buộc phải bắt đầu rút quân Mỹ khỏi chiến trường Việt Nam (…) Ních-xơn đề ra chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (…) Chúng dùng không quân, pháo binh đánh phá hủy diệt các căn cứ hậu cần của Quân Giải phóng Miền Nam. Ngoài thả bom, bắn pháo, chúng rải chất độc màu da cam khắp núi rừng và các vùng căn cứ cách mạng. Mục đích là làm cho ta cạn nguồn tiếp tế, các lực lượng vũ trang địa phương không bám được vào dân, thực hiện độc kế “tát nước, bắt cá”. Chúng âm mưu (…) đẩy các binh đoàn chủ lực của ta ra khỏi Miền Nam (…)

Thời kỳ từ năm 1969 đến năm 1971, Binh chủng (…) vừa sẵn sàng chiến đấu nếu địch quay trở lại ném bom miền Bắc, vừa (...) tập trung huấn luyện (....) Xăng dầu được dự trữ, chứa trong 500 bể bố trí ở 48 địa điểm khác nhau (...) Hệ thống sân bay (...) được sửa chữa (...) làm thêm một số sân bay dã chiến bằng đất (...)

Quân chủng tổ chức cho Míc-21 từ Nội Bài vào Vinh, Đồng Hới, Anh Sơn xuất kích đánh B-52 (hoạt động bên Lào) và đánh giãn địch ở các cửa khẩu để bộ đội 559 dễ vượt các trọng điểm trên đường Trường Sơn (...)

Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (đầu 1971), ta dùng Míc-21 đánh đuổi bọn C-130, không cho chúng đánh vào đội hình bộ binh và xe tăng đang khai triển ở Bản Đông. Suốt thời gian chiến dịch, không quân ta đã làm cho B-52 và C-130 giãn ra, tạo thuận lợi cho bộ binh hoàn thành nhiệm vụ (...)

Thực hiện quyết tâm bắn rơi B-52, ngay từ đầu năm 1968, một số tổ bay Míc-21 và Míc-17 được huấn luyện để bay đêm, kể cả trong điều kiện phức tạp. Quân chủng đã cử cán bộ vào nam Khu Bốn, qua Lào, nghiên cứu cách đánh B-52. Hệ thống thông tin, chỉ huy được triển khai rất bí mật. Hệ thống ra-đa dẫn đường được kéo vào tận Quảng Bình (...)

Đêm 20 tháng 11 năm 1971, phi công Vũ Đình Rạng trực ban chiến đấu tại sân bay Anh Sơn (...) Vào lúc 20 giờ, ra-đa ta phát hiện một tốp B-52 bay trên bầu trời ở khu vực Sầm Nưa. Sở chỉ huy lệnh cho Rạng cất cánh. Địch bay cao 10.000m (...) Máy bay ta tới phía sau tốp B-52 (...) Cách địch 15km, Rạng mở ra-đa, phát hiện mục tiêu tốt, anh đến gần hơn, còn cách 8km, phóng một quả tên lửa. Vòng lại, nhìn bằng mắt thường thấy một chiếc B-52 khác, anh phóng quả tên lửa thứ hai rồi nhanh chóng thoát ly (vì tiêm kích địch bảo vệ B-52 đang ào tới). Một quả tên lửa nổ, làm hỏng một động cơ của chiếc B-52 (thứ nhất?). Máy bay địch cố lê về được Thái-lan hạ cánh (...)

Anh Rạng đã bắn từng quả một là xử lý không chuẩn xác (...) Tuy không hạ được B-52, nhưng ta rút ra được nhiều kinh nghiệm cho phi công và hệ thống chỉ huy (...)


(Lê Hải,
Phi công tiêm kích, nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004)