Cuối năm 1946, quân đội Pháp khai mạc một “đại hội giết hiếp” rất tưng bừng trên đất nước ta. Giết cả đàn bà, trẻ con, người già, nhiều khi theo những cách cực kỳ dã man. Hiếp phụ nữ tại chỗ hoặc bắt đem về hiếp. Hiếp xong có khi giết luôn. Ai mà không nhớ thơ Quang Dũng: “Mẹ tôi, em có gặp đâu không / Bao xác già nua ngập cánh đồng / Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ / Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông”, thơ Hoàng Cầm: “Tiếng em cắt cỏ chiều xưa / Căm căm gió rét mịt mờ mưa bay / - Thân ta hoen ố vì mày / Hồn ta cùng với đất này dài lâu...”

Dĩ nhiên trước khi vào hội lớn thì nó đã “hội” nhỏ bao lần, gây căm phẫn tột độ, nên trong lời gốc của bài “Tiến quân ca” làm năm 1944 mới có câu “Thề phanh thây uống máu quân thù”. Nhưng ta hát thế thôi, chứ trên thực tế trong kháng chiến đã đối xử nhân đạo với tù binh Pháp.

Văn minh ư? Cái trận “cháy nhà” to kéo dài chín năm trên đất nước ta ấy đã “ra” rõ cái mặt
“văn minh” kia cho cả thế giới biết. (Thu Tứ)



Hồ Chí Minh, “Đối xử cho thế giới biết”




Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải (...) đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho (...) dân Pháp (...) cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh.


(
Hồ Chí Minh toàn tập, nxb. Chính Trị Quốc Gia, 1995, tập 4)