Hình như Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên nêu đặc điểm căn bản này của văn hóa Việt Nam.

Năm 1938, mười hai năm sau, Đào Duy Anh trình bày chi tiết:
“Sự sinh hoạt bằng nông nghiệp đã gây cho dân tộc ta cái tính tình ưa chuộng hòa bình, chỉ cốt an cư lạc nghiệp (...) Những cuộc đánh nhau với người Tàu (...) những chiến công lừng lẫy của lịch triều, chẳng qua là tình thế khiến phải ra sức tự vệ, chứ không phải là do lòng thượng võ của quốc dân gây ra. Ðến như việc chiếm cứ đất Chiêm Thành và Chân Lạp thời phần nhiều là do công phu tàm thực rất kiên nhẫn của nông dân, chứ chiến tranh chỉ là để giữ lấy những miền đất đã lấn được bằng cách hòa bình thôi. Chế độ sương binh ở đời Lý, chế độ bách tính giai binh ở đời Trần, đều để binh lính bình thời ở nhà cày ruộng, đến khi hữu sự mới triệu ra. Lê Lợi đánh xong quân Minh, rồi thì giải tán quân đội cho về làm nông. Triều Lê và triều Nguyễn, quân lính thường dùng để khai khẩn đất hoang. Cứ thế thì nước ta xem việc dụng võ là bất thường (...) không như các nước Âu châu khi nào cũng cường binh độc võ” (trong Việt Nam văn hóa sử cương).



“Coi khinh chiến tranh”

Chủ tịch Hồ Chí Minh




Nước Việt Nam (...) coi khinh chiến tranh (...) quốc phòng chỉ dùng đến dân binh.


(Trong “Lời kêu gọi Hội Quốc Liên” ngày 30-8-1926, dẫn theo Phan Ngọc trong
Bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, 1998)