Dưới đây không phải lần duy nhất Trần Trọng Kim ghi nhận cái tính ở bẩn của người Tàu.(1)

Chê người ở bẩn, tức hàm ý mình ở sạch hơn. Nghĩ ta ở sạch, Trần Trọng Kim không phải học giả duy nhất nghĩ thế. Cho nên sạch hay bẩn đây có thể là đặc điểm phân biệt chủng nọ với chủng kia, chứ không phải chỉ là chuyện vệ sinh.

Tỉnh Quảng Ðông vốn là đất Việt (Bách Việt). Người ở đó vốn ở sạch, thế mà về sau... Ðúng là người Hoa đã hóa họ mất rồi, ít nhất nơi những chốn thị thành mà ông Trần du lịch tới.

(Thu Tứ)

(1) Xem bài Người Việt Trung Dung (TT).



Trần Trọng Kim, “Người Tàu ở bẩn”



Ai mới sang Ðông Hưng trước hết có một cái lấy làm lạ, là cái bẩn. Ðến cái bẩn thì tôi tưởng không sao bẩn hơn được nữa (...) Tôi đi sang chơi có mấy lần mà lần nào cái mùi bẩn nó xông lên cũng buồn nôn. Ở bên ấy nhà nào cũng có một vài con lợn và một đàn gà, nuôi ngay ở trong nhà, quây quần ngay chỗ người ngồi. Trông xuống chỗ nền nhà thì thấy đen đen như chuồng phân của ta, mà lại ướt ướt, thật là ghê. Thế mà người ngồi ăn ở đấy, giường nằm ngủ ở đấy, không biết sao mà họ chịu được.


5-1923

(Trần Trọng Kim, “Sự du lịch đất Hải Ninh”,
Du ký Việt Nam (gồm bài đăng tạp chí Nam Phong của nhiều tác giả), nxb. Trẻ, VN, 2007, tập II, tr. 29-30)





____________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.