Tuy ở Việt Nam không có cái vấn đề làm nẩy sinh chủ nghĩa cộng sản, để giành lại độc lập ta vẫn phải chọn chủ nghĩa cộng sản, vì ba lý do chúng tôi đã trình bày trong bài “Hồ Chí Minh”. Hiện nay có một số người, trong đó có cả đảng viên, cho rằng đã tới lúc bỏ cộng sản mà theo dân chủ Tây phương. Dứt khoát không nên làm như vậy! Vì những lý do chúng tôi đã trình bày trong bài “Trường kỳ cải thiện”. Điều cần phải làm là vừa tiếp tục “đổi mới” như cần thiết, vừa nâng cao “tài đức” của cán bộ. (Thu Tứ)



Tố Hữu, “Đổi chứ không bỏ”




Cải cách ruộng đất (...) kéo dài ngày càng quyết liệt (...)

Tuy sai lầm (...) đã được Trung ương Đảng thành thật kiểm điểm, Đảng ta đã công khai tự phê bình trước nhân dân, nhưng việc phân tích nguyên nhân khuyết điểm (...) cần được bàn kỹ hơn.

Rõ ràng là sai lầm bắt nguồn từ nhận định về nông thôn và nông dân, nhất là ở miền Bắc, miền Trung. Sự thật là ở nông thôn miền Bắc và cả miền Trung (...) chỉ chừng 3 phần trăm là phú nông (theo nghĩa là thừa ruộng đất, gia đình không đủ sức làm, phải thường xuyên thuê thêm nhân công). Địa chủ cũng có nhưng không đáng kể (...)

Sau Cách mạng tháng Tám (...) hầu hết địa chủ chạy về thành phố theo bọn thực dân xâm lược (...) nhất là ở Nam bộ, nơi có số địa chủ nhiều lần lớn hơn ở miền Bắc, miền Trung (có kẻ chiếm đến hàng trăm, hàng ngàn héc-ta) (...) Ruộng đất của chúng và của bọn Việt gian bị tịch thu và chia cho dân cày (...) Đối với số địa chủ và phú nông theo kháng chiến, ta đã vận động họ hiến một phần ruộng đất, chỉ giữ lại diện tích cần thiết cho gia đình (...) Trên thực tế, vấn đề “ruộng đất cho dân cày” đã được Đảng ta giải quyết rất đúng (xong rồi).

Tuy nhiên khi các đồng chí Trung Quốc sang ta (...) (Họ) đã có một quy định rất sai, kỳ quặc, về phân định thành phần giai cấp ở nông thôn là: bất cứ ai có số ruộng đất nhiều hơn hai lần số ruộng đất bình quân ở cơ sở (thôn, xã) đều phải xem là địa chủ, kể cả những người không có sức lao động, phải cho làm rẽ (...) (Phân định như thế là) quy oan cả trung nông thành địa chủ, thành đối tượng của cải cách ruộng đất (...)

Vì bọn địa chủ phản động (...) hầu hết đã chạy vào vùng địch, nên trong vùng tự do thực tế chỉ còn lại những trung nông (chừng 15 phần trăm dân số nông thôn), trong đó có nhiều người là cơ sở cách mạng và kháng chiến, thậm chí là cán bộ, đảng viên cốt cán. Không thể kể hết những nông nỗi mà họ phải chịu đựng ở những nơi được “phát động” (...)

Công cuộc cải cách ruộng đất tiếp tục diễn ra khá lâu, mãi đến năm 1955 (...) trên miền Bắc, vẫn làm quyết liệt như trong kháng chiến, gây chấn động lớn (...) Bác Hồ (...) phái cán bộ đi sâu kiểm tra (...) Đầu năm 1956, Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhất trí kết luận phải đình chỉ ngay (và) và kiên quyết tiến hành sửa sai (...)

Ban chấp hành Trung ương đã tự phê bình sâu sắc (...)

Bác Hồ còn tự mình đứng ra công khai xin lỗi đồng bào (...) Nhờ đó đã sớm khôi phục lòng tin của toàn dân


(Tố Hữu,
Nhớ lại một thời, nxb. Hội Nhà Văn, 2000. Nhan đề phần trích tạm đặt.)