Anh hùng Nguyễn Ngọc Nhựt (1918-1952)




(Chưa tìm thấy ảnh)


Anh hùng Nguyễn Ngọc Nhựt sinh ngày 15-9-1918 tại làng An Hội (nay là phường 5, thị xã Bến Tre) (...) Cha là Nguyễn Ngọc Tương, một điền chủ, đốc phủ sứ (...)

Nguyễn Ngọc Nhựt du học ở Pháp, đậu bằng kỹ sư (...) làm chuyên viên kỹ thuật cho hãng Pháp (...) Vợ là con một kỹ sư người Pháp (...) giám đốc của một công-ty lớn (...) Đủ điều kiện để ung dung hưởng thụ cuộc sống giàu sang (...) nhưng năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Việt Nam sang Pháp (...) trong một cuộc gặp gỡ giữa trí thức Việt kiều với Bác (...) ông đã xin được về Tổ quốc (...)

Được sự giúp đỡ của người anh là Nguyễn Ngọc Bích, nguyên là Khu bộ phó Khu 9, bị bắt đưa sang quản thúc tại Pháp, ông đã làm căn cước giả, rồi trà trộn trong số lính thợ Việt Nam, đáp tàu thủy về Sài Gòn. Đầu năm 1947 (...) Nguyễn Ngọc Nhựt bắt liên lạc với cơ sở cách mạng, ra vùng kháng chiến tại chiến khu Đồng Tháp Mười (...) tham gia tổ chức, hướng dẫn anh em công nhân sửa chữa vũ khí, sản xuất đạn dược ở công binh xưởng Khu 8 (...) Năm 1948, Nguyễn Ngọc Nhựt được cử làm ủy viên UBKCHC Nam bộ, phụ trách công tác thương binh và xã hội (...)

Ngày 2 tháng 6 năm 1949, trong một trận càn của quân Pháp ở Đồng Tháp Mười, ông bị bắt tại Cái Bèo (thuộc tỉnh Sa Đéc cũ, nay là tỉnh Đồng Tháp). Ông khai là Nguyễn Văn Huyện, làm giáo viên bình dân học vụ, nhưng bị lộ vì trong số những người bị bắt có kẻ đã khai sự thật về ông. Địch tìm đủ mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông một mực từ chối. Chúng (...) mời ông ra tham gia chính phủ “Nam Kỳ tự trị” với chức vụ Bộ trưởng Công chánh và Quốc phòng, nhưng vẫn vô ích. Hết Bazin, trùm mật thám Nam kỳ, đến tướng De Latour, tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Nam kỳ, ra sức dụ dỗ, cố lôi kéo ông tham gia chính phủ bù nhìn Bảo Đại, nhưng ông đều kiên quyết cự tuyệt. Người vợ đầm từ bên Pháp bay sang, cố thuyết phục ông làm giấy đầu thú để gia đình bên vợ xin bảo lãnh về Pháp, nhưng ông cũng không chịu nghe theo. Thấy việc mua chuộc không có hiệu quả, giặc Pháp ra lệnh cho bọn mật thám tra tấn ông rất dã man, rồi tiêm thuốc gây rối loạn thần kinh làm ông mất trí. Chúng đưa ông vào nhà thương điên Biên Hòa. Một năm sau, ông qua đời, lúc vừa tròn 34 tuổi.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa khi được tin ông mất đã (...) truy tặng ông Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.


(Nguồn: trang
trianlietsi.vn)