Tại sao làng Việt Nam thường gồm một số họ khá đông người?

Thiết tưởng đơn giản là do kinh tế truyền thống của ta vốn gần như chỉ có nghề làm ruộng. Làm ruộng không cần đi đâu xa cả, hễ sinh ra nơi nào thì cứ việc ở ngay tại nơi ấy mà cày cấy.

Tức cái việc từ công xã thị tộc biến thành công xã nông thôn, ở ta nó cơ bản chỉ là dòng họ chia ra nhiều gia đình ở riêng, làm riêng, ăn riêng, nhưng vẫn tiếp tục sống rất gần nhau...

(Thu Tứ)



Phan Huy Lê, “Hai loại công xã”



Cùng với quá trình ra đời và phát triển của gia đình nhỏ, công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chỗ cho công xã nông thôn (tr. 118)

Công xã thị tộc dựa trên quan hệ huyết thống (tr. 118)

Trong công xã nông thôn, nhà ở và vật phụ thuộc của nó thuộc quyền sở hữu của người lao động. Trái lại, ngôi nhà công cộng và nơi ở tập thể là cơ sở kinh tế của công xã thị tộc (tr. 118)

các thành viên công xã nông thôn (...) được quyền chiếm hữu sản phẩm lao động của mình (...) trong công xã thị tộc, người ta lao động chung và phân phối sản phẩm cho các thành viên (tr. 118)

Mác (...) phân biệt ba loại hình công xã nông thôn khác nhau: hình thức châu Á, hình thức cổ đại và hình thức Giéc-manh. Ðặc trưng cơ bản của hình thức châu Á là (...) quyền sở hữu ruộng đất hoàn toàn thuộc về công xã và cá nhân chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng mà thôi (tr. 119)

thư trao đổi giữa K.Mác và F. Enghen (...) “Việc không có chế độ tư hữu ruộng đất quả thật là chìa khóa để hiểu toàn bộ phương Ðông” (tr. 119)

công xã nông thôn (...) sau này (...) gọi là làng, xã, nhưng trước đấy còn (...) gọi (...) kẻ, chạ, chiềng (tr. 119)

Một đặc điểm quan trọng của công xã nông thôn nước ta là bên cạnh quan hệ láng giềng, địa lý, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn bên trong công xã. Trong làng có họ và có nhiều làng mang tên họ (...) một loại công xã nông thôn kết hợp lâu dài với (...) công xã thị tộc (...) Ðặc điểm này làm (...) gắn bó (...) bền chặt (tr. 119-120)


(Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh,
Lịch sử Việt Nam, tập I, nxb. Ðại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1983)





___________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.