Trần Quốc Vượng, “Xương ở Ðống Ða”




Tên “xứ Ðống Ða” đi vào sử sách năm 1724 thì tức là đã có từ trước đó. Mà cái tên Ðống Ða xứ thì tỏ rõ trước năm 1724 xứ đó đã có gò, có đống, trên có Ða mọc rễ tự lâu rồi (tr. 311)

Khoảng năm Thiệu Trị (1840-1847) quan tổng đốc Hà Nội là Ðặng hầu (Ðặng Văn Hòa?) sai thu táng những di hài ở đầu đường cuối ngòi lại thành 12 gò, lấy công điền (...) khoảng 12 mẫu để làm mộ địa (tr. 317)

Ðến năm Tự Ðức thứ 4 (1851) quan (kinh lược) Nguyễn hầu (Nguyễn Ðăng Giai) khi mở đường, mở chợ mới ở vùng này lại thấy nhiều xương khô nên sai đắp thêm một gò mộ nữa (...) cả 13 gò mộ được đắp (...) sau trận Ðống Ða già nửa thế kỷ (tr. 317)

Năm Tự Ðức 13 (1860), quan tri huyện Trương Ðăng Thụy (...) thấy (...) có một loại mộ cổ (...) khuyên người ta bỏ tiền ra mua tiểu sành (“thổ quan”) thu nhập xương khô chôn vào xứ Ðống Ða (tr. 318)

Mặt sau bia Tự Ðức 1856 là bia Ðồng Khánh 1888 (1) nói đến việc năm 1886 phải chuyển đi 2-3 vạn mộ (!) (tr. 318)


(Trần Quốc Vượng,
Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, nxb. Văn Hóa Dân Tộc, 2000. Nhan đề phần trích tạm đặt.)