Nước Chàm hình như đã không có lúc nào mở về phía bắc xa hơn tỉnh Quảng Bình.

Thế thì làm sao lại có “Lồi Vương thành” ở Nghệ An, cách Quảng Bình cả một cái tỉnh Hà Tĩnh?!

Vẫn có người Chàm ở Nghệ, nhưng đó là binh lính Chàm thua trận bị ta bắt đem về. Chỗ tù binh Chàm ở gọi là “sở”. Ðây Nguyễn Ðức Tánh lại ghi khu đất có Lồi Vương thành “tục gọi là xứ Chiêm Thành”...
(Thu Tứ)



Nguyễn Đức Tánh, “Thành Lồi Nghệ An”




Xuống tới chợ Huyện là tới lũy ngay (...) làng này (...) gọi là Nha Môn (...) vì hai tên đó (...) người ta đoán quyết rằng ngày xưa huyện lỵ Nam Ðàn đóng ở đấy (...) chưa rõ là lũy đắp từ đời nào (...) có tục truyền rằng lũy này gọi là “Lồi Vương thành”, thế thì Lồi Vương là ai, sinh về đời nào? (...) khu đất này tục gọi là xứ Chiêm Thành và tiếng “Lồi” lại là tiếng người Nam gọi người Chiêm Thành (...) bia Chiêm Thành gọi là bia Lồi v.v.


(Nguyễn Ðức Tánh, “Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh” (1928-1929), trong
Du ký Việt Nam (bài đăng trên tạp chí Nam Phong 1917-1934, nhiều tác giả, Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm), nxb. Trẻ, 2007, tập II)