Lê Quý Đôn nói về diễn biến của văn chương qua các thời kỳ. Nhưng ý này cũng đúng cho quá trình sáng tạo một tác phẩm, như Hoàng Xuân Hãn có lần nhận xét: “Gọt dũa trau giồi câu văn, nhiều lúc làm mất cái khí tự nhiên (…) Lời thực thà có khi lại có thi vị hơn là câu văn sáo” (trong lời dẫn Ðại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Ðình Toái). Tại sao tập tục cũng như văn chương? Thực ra, tất cả các biểu hiện văn hóa đều như thế. Chăm chú hình thức quá, trông lại thì nội dung đã đi đằng nào! (Thu Tứ)



“Chất phác lại còn hơn”

Lê Quý Đôn




Văn chương tập tục, chuyển biến luôn luôn, từ mộc mạc mà tiến lên hoa mĩ, từ chất phác mà tiến lên văn vẻ, đều có thời kỳ, nhưng cốt sao phải cho đúng lẽ, nếu quá văn hoa rồi đi đến phù bạc (rỗng) thì không bằng chất phác lại còn hơn.


(
Kiến văn tiểu lục, nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977)