Nguyễn Văn Lợi cho giao là tộc danh của những chủ trước của vùng đất bây giờ là Hoa Nam. Nếu đúng vậy thì có thể giải thích Giao Chỉ mà không cần phải thông qua tục thờ giao long. Ðơn giản, Giao Chỉ là đất của người Giao. (TT)



Đào Duy Anh, “Giao Chỉ là gì”




Cái tín ngưỡng sùng bái giao long (...) có quan hệ gì với tên Giao Chỉ mà người Hán tộc (*) dùng để chỉ miền đất do những người có tín ngưỡng ấy ở không? Chúng ta nên biết rằng chữ giao (trong) Giao Chỉ và chữ (giao) (trong) (...) giao long (...) nguyên xưa là thông dụng (nghĩa là dùng trao đổi cho nhau được - ÐDA). Nếu vậy thì cái tên Giao Chỉ rất có thể có dính dáng với chữ giao long.

Ðến như chữ chỉ thì các sách xưa, khi thì chép chữ (này) khi thì chép chữ (khác). Những người giải thích thường cứ câu nệ theo hình chữ, người thì giải (...) là ngón chân, người thì giải (...) là đất, là móng đất hay đất chân núi. Nhưng xét ra thì các chữ (ấy) đều thông dụng (nghĩa như trên), cùng có nghĩa là đất cả.

Suy nghĩa chữ Giao Chỉ, người ta có thể đoán rằng, người Hán tộc thấy người miền ấy tự xem mình là nòi giống giao long, nên gọi họ là (...) người giao long, và miền đất họ ở là đất của người giao long, hay đất giao long, tức là “Giao Chỉ” (...) Có thể là người ở miền ấy thường lấy tên giao long mà đặt tên cho thị tộc của mình, rồi người Hán tộc nhân tên ấy mà gọi họ là (người) Giao Chỉ. Buổi đầu, tên ấy chỉ dùng để chỉ một nhóm người nào ở trong miền ấy, rồi dần dần người Hán tộc dùng nó để phiếm chỉ tất cả những nhóm người ở trong vùng đất sông Dương Tử, đều có tục cạo tóc xăm mình như nhau.


(Ðào Duy Anh,
Lịch sử cổ đại Việt Nam, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, 2005. Sách này tập hợp ba tác phẩm khác nhau của Đào Duy Anh: Cổ sử Việt Nam (1957), Lịch sử cổ đại Việt Nam (1957), Vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam (1957).)




















____________
(*) Người Tàu hay tự xưng là người Hán vì họ hãnh diện về đời Hán. Nhưng xét nội dung đang bàn, tưởng đây nên gọi họ bằng tên của cái chủng tộc chính ở phương bắc là Hoa tộc.(TT)