Nguyễn Đình Chiến, Gốm men trắng Lý - Trần



Gốm men trắng thời Lý - Trần (…) rất khác (gốm) Trung Quốc (cùng thời) bởi xương gốm dày (…) men không sáng bóng. Khu vực sản xuất gốm men trắng có lẽ là vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Hà Nội. Gốm men trắng thời Lý thường được phủ dày và có màu trắng như nước gạo nếp nhưng sang thời Trần phổ biến là màu trắng ngà, lớp men mỏng (…)

Loại hình chính gồm có ấm, bát, bình, chén, đài sen, đĩa, khuôn đúc, hũ, lọ, liễn, thạp, thống... Hoa văn trang trí thể hiện kết hợp giữa chạm đắp nổi và khắc chìm. Đề tài trang trí phổ biến có băng cánh sen nổi, cánh to xen cánh nhỏ, băng hoa nổi, rồng giun uốn khúc kiểu thắt túi, hoa dây, hoa chanh, hình tháp, tiên nữ, phượng, sóng nước, vòng tròn nhỏ, vạch đứng song song, mây hình khánh (…)

(Về màu men, bài viết cho biết ngoài trắng nước gạo nếp và trắng ngà, còn có “trắng xám” và “ngà xám”. Về xương gốm, tuy nói chung dày nhưng cũng có một số hiện vật có xương gốm mỏng.)


(Nguồn: trang
baotanglichsu.vn)