Lời thơ có nhạc. Hương thơ ở trong nghĩa của lời và trong nhạc ấy. Phải lắng nghe nhạc nữa, mới mong thấm trọn được hương. Nguyên Hồng từng nhận xét về lối ngâm phổ thông: “Giọng véo von trầm bổng làm mất âm điệu của ngôn ngữ. Nó giết chết nhạc của thơ”. Ngoài ra, nó có thể làm ta giảm chú ý đối với nghĩa của lời thơ. Nghe ngâm như vậy là thưởng thức một lối hát hơn là thưởng thức một bài thơ. “Ngâm đúng cách” chắc là đọc lên một cách bình thường, không lên bổng xuống trầm. Được ai đó tốt giọng đọc cho nghe thì tốt, còn không mình tự đọc, chắc chắn cũng vẫn đủ tốt (bởi nếu ta cần có người đọc cho nghe mới thấm thía thơ thì thơ bế tắc ngay từ đầu!). (Thu Tứ)



Hoài Thanh, “Thơ ngâm đúng cách...”




Ðối với việc ngâm thơ (…) một số người (…) cho rằng thơ thì phải đọc mới tiếp thu được đúng nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Còn ngâm lên thì e rằng bài nào rồi cũng như bài nào (…) Một bài thơ mà được ngâm đúng cách thì sẽ có thêm rất nhiều sức để đi sâu vào tâm tư (…)


(Hoài Thanh,
Chuyện thơ, nxb. Tác Phẩm Mới, 1978)